Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tín Hiệu Vui Từ Ngành Nông Nghiệp Quản Bạ

Tín Hiệu Vui Từ Ngành Nông Nghiệp Quản Bạ
Ngày đăng: 11/02/2015

Đầu năm có dịp “xông đất” các mô hình kinh tế trên địa bàn huyện Quản Bạ mới thấy sự háo hức, rạng rỡ xen lẫn niềm hy vọng trên khuôn mặt người nông dân bên thành quả lao động.

Với nhiều cơ chế hỗ trợ phù hợp, hiệu quả, khuyến khích người dân phát triển sản xuất, tăng năng suất, thu nhập, nâng cao đời sống... ngành Nông nghiệp Quản Bạ đang phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, góp phần thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện và hướng đến nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa bền vững.

Thành lập HTX trồng cây dược liệu giúp người dân thôn Nặm Đăm (Quản Bạ) nâng cao thu nhập.

Đặc thù là huyện thuần nông, Quản Bạ gặp muôn vàn khó khăn về phát triển kinh tế - xã hội, giao thông chia cắt, khí hậu khắc nghiệt, đặc biệt là tập quán canh tác lạc hậu, ỷ lại, trông chờ vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước... Tận dụng lợi thế của địa phương, nông nghiệp vẫn là sự lựa chọn hàng đầu để “xua tan” cái đói nghèo.

Ngoài cơ chế hỗ trợ theo chủ trương chung của tỉnh, huyện đã đề ra cơ chế đặc thù, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của địa phương và bước đầu mang lại hiệu quả rõ nét (đặc biệt là các chương trình hỗ trợ các hộ nghèo, cận nghèo); định hướng phát triển hàng hóa tập trung và cụ thể cho từng vùng, miền, dựa vào thế mạnh và tập quán canh tác của đồng bào để thành lập các nhóm nông dân cùng sở thích, thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao trình độ, năng lực và tăng thu nhập.

Trong đó tập trung đầu tư hỗ trợ cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hình thành các mô hình sản xuất mới, cải tạo đàn gia súc, chuyển giao khoa học kỹ thuật, thâm canh, đưa cơ giới hóa vào sản xuất như: Hỗ trợ nhân dân giống ngô lai trồng đại trà với tổng số 43.255 kg; hỗ trợ  69.456 bao phân bón hóa học (đạm, NPK); hỗ trợ mua nilon che phủ ngô Đông - Xuân với diện tích 71,08 ha; thực hiện thí điểm mô hình đầu tư có thu hồi để tái đầu tư mô hình chăn nuôi lợn gắn với xây lắp bể Biogas 3 ba xã: Đông Hà, Quyết Tiến và Quản Bạ với tổng kinh phí là gần 1,2 tỷ đồng...

Bên cạnh đó, phát huy lợi thế của ngành chăn nuôi đại gia súc, huyện hỗ trợ 118 con trâu, bò sinh sản cho 118 hộ nghèo và cận nghèo chưa có trâu, bò để phát triển chăn nuôi. Trong phát triển đàn ngựa, đã phối giống, lai tạo được 50 con; thụ tinh bò nhân tạo được 160 con bò...

Những mô hình này đang dần làm thay đổi tập quán canh tác, tạo thói quen chủ động và hình thành những vùng sản xuất nông nghiệp tập trung theo hướng chuyên canh.

Với sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền địa phương, ngành Nông nghiệp Quản Bạ đang có những bước chuyển mình rõ nét; hoàn thành vượt mức chỉ tiêu, kế hoạch đề ra. Tổng diện tích gieo trồng đạt 100% kế hoạch, tăng 347 ha so với cùng kỳ 2013, trong đó: Diện tích các cây trồng chính đạt 101,3%; các loại cây như ngô, lúa, đậu tương, lạc... đều đạt và vượt chỉ tiêu so với kế hoạch. Diện tích trồng cỏ chăn nuôi cũng được mở rộng, đáp ứng được thức ăn cho tổng đàn gia súc lớn của địa phương.

Tự hào với những kết quả đã đạt được, bước sang năm mới, ngành Nông nghiệp Quản Bạ tiếp tục thực hiện tái cơ cấu ngành theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện trên cả 3 lĩnh vực nông, lâm nghiệp và chăn nuôi. Phấn đấu đưa vào trồng mới trên 500 ha cây dược liệu.

Tiếp tục phát triển đàn đại gia súc, tập trung vào các nhóm hộ có kinh nghiệm chăn nuôi theo hình thức đầu tư có thu hồi. Thực hiện thí điểm chuyển đổi một phần diện tích đất xấu trồng ngô kém hiệu quả sang trồng cỏ chăn nuôi. Góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động, nâng cao nhận thức của người dân về sản xuất, chăn nuôi theo hướng hàng hóa.

Dù còn nhiều khó khăn trước mắt nhưng mục tiêu phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, chất lượng, hiệu quả, bền vững đã đạt được những tín hiệu đáng mừng, thành tích khả quan và khá đồng đều trên tất cả các mặt. Tin rằng, đây vừa là nguồn động viên, vừa là tiền đề để ngành Nông nghiệp huyện Quản Bạ tiếp tục bội thu trong những năm tiếp theo.


Có thể bạn quan tâm

Tan tác làng cá bè Phước Vinh Tây Ninh Tan tác làng cá bè Phước Vinh Tây Ninh

Trước năm 2007, trên đoạn sông Vàm Cỏ Đông, đoạn chảy qua địa phận xã Phước Vinh, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh đã hình thành nên một làng nuôi cá bè với các bè nuôi cá lăng có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, những năm sau đó, do nước sông Vàm Cỏ Đông thường xuyên bị ô nhiễm, cá nuôi bè của người dân thường xuyên bị chết khiến nhiều người trắng tay, bỏ nghề. Bây giờ làng cá bè trù phú ngày nào ở xã Phước Vinh đã trở nên tan tác, chỉ còn lại 2 hộ dân bám sông để thu hoạch lứa cá cuối cùng còn lại trước khi bỏ nghề...

04/09/2015
Tổng sản lượng thủy sản 8 tháng đạt 4,25 triệu tấn, tăng 3,0% Tổng sản lượng thủy sản 8 tháng đạt 4,25 triệu tấn, tăng 3,0%

Theo Báo cáo của Tổng cục Thủy sản tại cuộc họp giao ban tháng 8 (31/8/2015), tổng sản lượng thủy sản trong tháng 8 đạt 589 nghìn tấn, bằng 101,6% so với cùng kỳ năm ngoái, đưa tổng sản lượng 8 tháng năm 2015 đạt 4,25 triệu tấn, tăng 3,0% so với cùng kỳ 2014, đạt 63,9% kế hoạch năm 2015.

04/09/2015
Cần nuôi tôm, cá sạch và giảm giá thành Cần nuôi tôm, cá sạch và giảm giá thành

Những tháng đầu năm xuất khẩu thủy sản sụt giảm, ĐBSCL với hai mặt hàng chủ lực tôm, cá tra đang xuống dốc. Chuyển động thị trường cuối năm ra sao, dự báo tiếp theo sau những hiệp định thương mại sẽ ký kết mở ra triển vọng gì?... Ông Hồ Quốc Lực - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta đã có cuộc trao đổi xung quanh vấn đề này.

04/09/2015
Tận diệt tôm, cá Tận diệt tôm, cá

Nhiều đầm, vịnh ở tỉnh Khánh Hòa đang cạn kiệt thủy sản vì nạn đánh bắt bằng phương pháp tận diệt

04/09/2015
Đánh bắt thủy sản bằng lờ dây trên đầm thủy triều chưa xử lý dứt điểm Đánh bắt thủy sản bằng lờ dây trên đầm thủy triều chưa xử lý dứt điểm

Việc sử dụng lờ dây (ngư cụ chủ yếu đánh bắt cá nhỏ) trên đầm Thủy Triều, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đã diễn ra từ lâu. Tuy nhiên, do chưa có biện pháp chế tài hiệu quả để răn đe, nên chính quyền địa phương khó giải quyết dứt điểm vấn nạn này.

04/09/2015