Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tín Hiệu Vui Từ Mô Hình Cấy Lúa Chống Hạn Ở Phước Chiến

Tín Hiệu Vui Từ Mô Hình Cấy Lúa Chống Hạn Ở Phước Chiến
Ngày đăng: 29/07/2013

Là thôn đầu tiên thử nghiệm mô hình cấy lúa chống hạn, đến nay thôn Đầu Suối A, xã Phước Chiến (Thuận Bắc) đã bước sang vụ thứ hai. Bà con nông dân nơi đây rất phấn khởi trước hiệu quả kinh tế từ mô hình này.

Xã miền núi Phước Chiến với dân số gần 5.000 người nhưng diện tích đất trồng lúa nhỏ hẹp, chỉ có 25 ha trên tổng số 850 ha đất nông nghiệp. Được sự hỗ trợ, quan tâm của Nhà nước, năm 2012, xã thực hiện thí điểm mô hình cấy lúa chống hạn. Có 38 hộ nông dân thôn Đầu Suối A tham gia thử nghiệm trên diện tích 10 ha lúa. Sau vụ đầu tiên thu hoạch, bà con vui mừng trước hiệu quả của mô hình trồng lúa mới. Cụ thể, năng suất lúa tăng gấp 2,5 lần so với trước, đạt 7 – 8 tạ/ ha. Đây là năng suất lúa cao nhất từ trước tới nay ở xã vùng cao Phước Chiến.

Giống lúa mới có ưu điểm chịu hạn tốt, phù hợp điều kiện thổ nhưỡng ở đây. Chất lượng gạo thơm, dẻo và ngon cơm. Bà Kadá Thị Vý, nông dân của thôn Đầu Suối A vui vẻ cho biết : “ Lúa đẹp lắm, tốt lắm. Bà con rất phấn khởi, vụ sau tiếp tục làm.” Điển hình trong thôn có gia đình chị Chamalé Thị Hoa, kinh tế khá lên nhờ mô hình cấy lúa chống hạn. Nhà chị nhận cấy 1ha lúa, hiện chị mua thêm 1 máy cày tay, 1 máy tuốt lúa để phục vụ bà con trong thôn. Nhờ mô hình cấy lúa mới, năm qua thôn Đầu Suối A đã có 5 hộ nông dân thoát nghèo.

Để thực hiện tốt mô hình, Hội Nông dân xã Phước Chiến phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Thuận Bắc thường xuyên tổ chức lớp tập huấn, hội nghị đầu bờ cho nông dân. Cán bộ kỹ thuật tận tình hướng dẫn bà con từ khâu chọn giống, ngâm giống, cày ải đất đến cách chăm sóc lúa, bón phân và phòng trừ sâu bệnh. Ông Chamaléa Hoàng, Chủ tịch Hội Nông dân xã cho biết thêm : “Mô hình cấy lúa chống hạn đạt hiệu quả tốt. Một số xã bạn đến tham quan, học hỏi, trong đó có tỉnh bạn Khánh Hòa. Sắp tới, Phước Chiến sẽ nhân rộng mô hình trên diện tích còn lại”.

Cùng với nhiều mô hình kinh tế như chăn nuôi heo, nuôi bò, trồng bắp lai, trồng mía, trồng cây ăn trái, mô hình cấy lúa chống hạn ở Phước Chiến đang góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc Raglai địa phương.


Có thể bạn quan tâm

Thất Thu Mùa Sắn Thất Thu Mùa Sắn

Sau lũ, những “vựa sắn” trong thời kỳ thu hoạch của người dân vùng trũng thấp Bắc Trà My (Quảng Nam) bị úng thối, gây thiệt hại đáng kể giá trị sản phẩm.

28/11/2013
Diện Tích Lúa Trên Đất Nuôi Tôm Phát Triển Tốt Diện Tích Lúa Trên Đất Nuôi Tôm Phát Triển Tốt

Vụ lúa trên đất nuôi tôm năm nay, bà con nông dân huyện Thới Bình (Cà Mau) đã cấy lấp hơn 24.500 ha, đạt trên 95% kế hoạch năm. Trong đó, lúa cấy trên 20.000 ha, còn lại là lúa sạ, tập trung ở các xã: Thới Bình, Biển Bạch Đông, Biển Bạch và Hồ Thị Kỷ.

28/11/2013
Mô Hình Trồng Thanh Long Ruột Đỏ Cho Hiệu Quả Cao Mô Hình Trồng Thanh Long Ruột Đỏ Cho Hiệu Quả Cao

Dù mới "bén duyên" với vùng đất đồi gò tại Hà Nội được một thời gian ngắn, song với giá trị sản phẩm hàng hóa đạt 309 triệu đồng/ha, cây thanh long ruột đỏ (TLRĐ) đang phát huy lợi thế trên vùng đất đồi gò, bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao.

28/11/2013
Bưởi Năm Roi Hồi Sinh Bưởi Năm Roi Hồi Sinh

Châu Thành (Hậu Giang) vốn có thế mạnh vườn cây ăn trái với diện tích hơn 9.000ha. Nhưng 3 năm trở lại đây diện tích và sản lượng có xu hướng giảm, trong đó nguyên nhân chính là do vườn bị lão hóa. Để từng bước khôi phục lại cây ăn trái truyền thống này, Châu Thành đã và đang thực hiện nhiều giải pháp khôi phục, trong đó mô hình “Trồng bưởi thâm canh theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm” được đánh giá là biện pháp khả thi nhất.

28/11/2013
Dỡ Chà Mùa Lũ Rút Dỡ Chà Mùa Lũ Rút

Lũ rút cũng là lúc sông Cửu Long cho thấy sự hào phóng về các sản vật mùa nước nổi. Người dân vùng đồng bằng tranh thủ khai thác thủy sản đang vào độ “chạy” nhất với đủ mọi hình thức và dỡ chà là một trong những phương pháp thủ công độc đáo còn được áp dụng.

28/11/2013