Tín Hiệu Vui Từ Mô Hình Cấy Lúa Chống Hạn Ở Phước Chiến

Là thôn đầu tiên thử nghiệm mô hình cấy lúa chống hạn, đến nay thôn Đầu Suối A, xã Phước Chiến (Thuận Bắc) đã bước sang vụ thứ hai. Bà con nông dân nơi đây rất phấn khởi trước hiệu quả kinh tế từ mô hình này.
Xã miền núi Phước Chiến với dân số gần 5.000 người nhưng diện tích đất trồng lúa nhỏ hẹp, chỉ có 25 ha trên tổng số 850 ha đất nông nghiệp. Được sự hỗ trợ, quan tâm của Nhà nước, năm 2012, xã thực hiện thí điểm mô hình cấy lúa chống hạn. Có 38 hộ nông dân thôn Đầu Suối A tham gia thử nghiệm trên diện tích 10 ha lúa. Sau vụ đầu tiên thu hoạch, bà con vui mừng trước hiệu quả của mô hình trồng lúa mới. Cụ thể, năng suất lúa tăng gấp 2,5 lần so với trước, đạt 7 – 8 tạ/ ha. Đây là năng suất lúa cao nhất từ trước tới nay ở xã vùng cao Phước Chiến.
Giống lúa mới có ưu điểm chịu hạn tốt, phù hợp điều kiện thổ nhưỡng ở đây. Chất lượng gạo thơm, dẻo và ngon cơm. Bà Kadá Thị Vý, nông dân của thôn Đầu Suối A vui vẻ cho biết : “ Lúa đẹp lắm, tốt lắm. Bà con rất phấn khởi, vụ sau tiếp tục làm.” Điển hình trong thôn có gia đình chị Chamalé Thị Hoa, kinh tế khá lên nhờ mô hình cấy lúa chống hạn. Nhà chị nhận cấy 1ha lúa, hiện chị mua thêm 1 máy cày tay, 1 máy tuốt lúa để phục vụ bà con trong thôn. Nhờ mô hình cấy lúa mới, năm qua thôn Đầu Suối A đã có 5 hộ nông dân thoát nghèo.
Để thực hiện tốt mô hình, Hội Nông dân xã Phước Chiến phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Thuận Bắc thường xuyên tổ chức lớp tập huấn, hội nghị đầu bờ cho nông dân. Cán bộ kỹ thuật tận tình hướng dẫn bà con từ khâu chọn giống, ngâm giống, cày ải đất đến cách chăm sóc lúa, bón phân và phòng trừ sâu bệnh. Ông Chamaléa Hoàng, Chủ tịch Hội Nông dân xã cho biết thêm : “Mô hình cấy lúa chống hạn đạt hiệu quả tốt. Một số xã bạn đến tham quan, học hỏi, trong đó có tỉnh bạn Khánh Hòa. Sắp tới, Phước Chiến sẽ nhân rộng mô hình trên diện tích còn lại”.
Cùng với nhiều mô hình kinh tế như chăn nuôi heo, nuôi bò, trồng bắp lai, trồng mía, trồng cây ăn trái, mô hình cấy lúa chống hạn ở Phước Chiến đang góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc Raglai địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Cụ thể, trên diện tích khoảng 56,86ha, Hanoimilk tiến hành trồng cỏ và thức ăn thô xanh, sử dụng những giống mới chất lượng, năng suất cao, áp dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất ra khoảng 10.000 tấn cỏ và thức ăn thô xanh/năm, phục vụ cho việc chăn nuôi giai đoạn đầu khoảng 250 con bò sữa và mở rộng lên thành 2.000 con bò sữa trong giai đoạn tiếp theo. Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến 110,973 tỷ đồng. Thời gian thực hiện từ quý IV/2014 - quý II/2016.

Nguyên nhân chủ yếu là do các hoạt động chăn nuôi, buôn bán, vận chuyển gia súc, gia cầm tăng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong dịp Tết Nguyên đán; thời tiết chuyển lạnh làm giảm sức đề kháng của gia súc, gia cầm, tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát tán và gây bệnh…

Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp và PTNT Vũng Liêm, trong tháng 10, trên địa bàn huyện có 2 nơi phát hiện đàn bò có triệu chứng bệnh lở mồm long móng ở thị trấn Vũng Liêm và xã Hiếu Thành, nhưng đã được khống chế. Trên đàn gia cầm, tình hình dịch bệnh ổn định, có một số bệnh thông thường xảy ra ở một số nơi như bệnh Gumboro, bại liệt trên vịt,...; không có bệnh cúm trên đàn gia cầm.

Cấu trúc ngành chăn nuôi đang thay đổi nhanh, từ các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đang chuyển sang mô hình chăn nuôi công nghiệp khép kín quy mô lớn, liên kết hợp đồng với doanh nghiệp cung cấp đầu vào và bao tiêu sản phẩm tại các hệ thống siêu thị và phân phối lớn. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi Việt Nam còn phụ thuộc nhiều từ nhập khẩu con giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, trong khi giá các yếu tố này ngày càng tăng cao…

Trong khi nhiều chủ trang trại, gia trại chăn nuôi gặp khó khăn do thiếu vốn, dịch bệnh và thị trường bấp bênh thì mô hình chăn nuôi lợn của gia đình ông Đào Văn Hiểu, ở xóm Rẫy, xã Đào Xá (Phú Bình) vẫn đứng vững nhờ biết liên kết với doanh nghiệp, áp dụng mô hình chăn nuôi lợn gia công theo kỹ thuật tiên tiến. Tuy mới xây dựng được hơn 2 năm nay, song mô hình đã mang lại hiệu quả rõ rệt.