Tín Hiệu Vui Từ Mô Hình Cấy Lúa Chống Hạn Ở Phước Chiến

Là thôn đầu tiên thử nghiệm mô hình cấy lúa chống hạn, đến nay thôn Đầu Suối A, xã Phước Chiến (Thuận Bắc) đã bước sang vụ thứ hai. Bà con nông dân nơi đây rất phấn khởi trước hiệu quả kinh tế từ mô hình này.
Xã miền núi Phước Chiến với dân số gần 5.000 người nhưng diện tích đất trồng lúa nhỏ hẹp, chỉ có 25 ha trên tổng số 850 ha đất nông nghiệp. Được sự hỗ trợ, quan tâm của Nhà nước, năm 2012, xã thực hiện thí điểm mô hình cấy lúa chống hạn. Có 38 hộ nông dân thôn Đầu Suối A tham gia thử nghiệm trên diện tích 10 ha lúa. Sau vụ đầu tiên thu hoạch, bà con vui mừng trước hiệu quả của mô hình trồng lúa mới. Cụ thể, năng suất lúa tăng gấp 2,5 lần so với trước, đạt 7 – 8 tạ/ ha. Đây là năng suất lúa cao nhất từ trước tới nay ở xã vùng cao Phước Chiến.
Giống lúa mới có ưu điểm chịu hạn tốt, phù hợp điều kiện thổ nhưỡng ở đây. Chất lượng gạo thơm, dẻo và ngon cơm. Bà Kadá Thị Vý, nông dân của thôn Đầu Suối A vui vẻ cho biết : “ Lúa đẹp lắm, tốt lắm. Bà con rất phấn khởi, vụ sau tiếp tục làm.” Điển hình trong thôn có gia đình chị Chamalé Thị Hoa, kinh tế khá lên nhờ mô hình cấy lúa chống hạn. Nhà chị nhận cấy 1ha lúa, hiện chị mua thêm 1 máy cày tay, 1 máy tuốt lúa để phục vụ bà con trong thôn. Nhờ mô hình cấy lúa mới, năm qua thôn Đầu Suối A đã có 5 hộ nông dân thoát nghèo.
Để thực hiện tốt mô hình, Hội Nông dân xã Phước Chiến phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Thuận Bắc thường xuyên tổ chức lớp tập huấn, hội nghị đầu bờ cho nông dân. Cán bộ kỹ thuật tận tình hướng dẫn bà con từ khâu chọn giống, ngâm giống, cày ải đất đến cách chăm sóc lúa, bón phân và phòng trừ sâu bệnh. Ông Chamaléa Hoàng, Chủ tịch Hội Nông dân xã cho biết thêm : “Mô hình cấy lúa chống hạn đạt hiệu quả tốt. Một số xã bạn đến tham quan, học hỏi, trong đó có tỉnh bạn Khánh Hòa. Sắp tới, Phước Chiến sẽ nhân rộng mô hình trên diện tích còn lại”.
Cùng với nhiều mô hình kinh tế như chăn nuôi heo, nuôi bò, trồng bắp lai, trồng mía, trồng cây ăn trái, mô hình cấy lúa chống hạn ở Phước Chiến đang góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc Raglai địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Vụ xuân năm nay, toàn tỉnh Lạng Sơn trồng trên 14.000ha ngô, tập trung chủ yếu ở các huyện Bắc Sơn, Cao Lộc, Hữu Lũng, Lộc Bình, Đình Lập…Các giống ngô được người dân lựa chọn trồng cho năng suất cao như ngô lai giống 999, 9698, C919, K54. Năng suất bình quân toàn tỉnh ước đạt từ 45 – 50 tạ/ha.

Mấy năm gần đây, nông dân ở các tỉnh ĐBSCL phấn khởi vì trồng khoai môn sáp cho thu nhập cao. Anh Nguyễn Hữu Thọ, ngụ tại khu vực Thạnh Phú, phường Thường Thạnh, quận Cái Răng (TP. Cần Thơ) trồng 10.000m2 khoai môn sắp thu hoạch cho biết: Khoai môn sáp cho củ to (từ 1,5 – 2 kg/củ), chất lượng thơm ngon là mặt hàng XK có giá ổn định. Khoai môn sáp rất dễ chăm sóc, ít phân bón, trồng được quanh năm.

Về chăn nuôi, toàn huyện hiện có 143.968 con gia súc, 667.000 con gia cầm các loại. Để nông dân yên tâm chăn nuôi, ngành thú y luôn chú trọng triển khai tiêm phòng kịp thời vắc xin phòng ngừa dịch bệnh cho gia súc, gia cầm. Nhờ đó, từ đầu năm đến nay trên địa bàn huyện chưa xảy ra các ổ dịch bệnh trong lĩnh vực chăn nuôi.

Hội thảo do Sở KH&CN tổ chức ngày 1/8 nhằm đẩy mạnh lĩnh vực thủy sản trở thành mũi nhọn phát triển kinh tế của huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) nói chung và ngư dân 2 xã Quảng Công, Quảng Ngạn nói riêng.

Duy trì mô hình chăn nuôi bò sinh sản tại xã Hồng Trị (Bảo Lạc) với kinh phí trên 500 triệu đồng, 65 hộ tham gia; hỗ trợ 44 hộ dân xã Cần Yên (Thông Nông) mỗi hộ 2 triệu đồng di dời chuồng trại và nhà tiêu ra khỏi gầm sàn nhà ở; lắp đặt 6 hầm bể khí biogas bằng nhựa coimposite, kinh phí trên 60 triệu đồng tại huyện Hạ Lang...