Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tín Hiệu Khả Quan Từ Nuôi Cá Tầm Thương Phẩm

Tín Hiệu Khả Quan Từ Nuôi Cá Tầm Thương Phẩm
Ngày đăng: 13/10/2014

Từ dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình nuôi cá tầm trong lồng trên hồ chứa Vĩnh Sơn C, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai”, tháng 5-2013, Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Kbang cùng 10 hộ dân trên địa bàn huyện đã tiến hành lập dự án, khảo sát thực tế hồ chứa, bố trí lắp đặt 20 ô lồng, mỗi ô rộng 32 m2 và thả 10.000 con cá tầm giống. Đến nay, sự phát triển ổn định của đàn cá cho thấy những tín hiệu khả quan trong việc nuôi cá tầm trên địa bàn huyện.

Dự án kéo dài trong 36 tháng (từ tháng 5-2013 đến tháng 5-2016) với nguồn vốn dự kiến là 4 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách sự nghiệp khoa học của tỉnh là 2 tỷ đồng, 10 hộ dân góp 2 tỷ đồng. Trước khi thả cá xuống lòng hồ, Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện phối hợp với Công ty Vietxomaripet soạn thảo tài liệu, tờ rơi và tiến hành tập huấn kỹ thuật nuôi, quản lý môi trường nước và phòng trừ dịch bệnh cho các kỹ thuật viên và các hộ tham gia dự án. Cùng với đó cho các hộ dân tham gia dự án đi tham quan cơ sở nuôi cá tầm tại huyện Đak Đoa và tỉnh Lâm Đồng để học hỏi kinh nghiệm.

Nhờ đó, Phòng Kinh tế - Hạ tầng và các hộ dân nuôi cá tầm đã thực hiện dự án đúng quy trình công nghệ, đảm bảo tính chính xác, khoa học từng khâu từ khảo sát lòng hồ đến quy trình thả cá, cách chăm sóc cá. Đặc biệt, hiểu được tập tính của cá tầm hoạt động nhiều vào ban đêm nên các hộ luôn có mặt 24/24 giờ trong ngày để cho cá ăn, kiểm soát nhằm phát hiện và đề phòng dịch bệnh hoặc bị mất trộm. Ngoài nguồn thức ăn được nhập từ TP. Hồ Chí Minh, các hộ dân còn xây dựng chuồng trại nuôi giun quế nhằm giảm bớt các khoản chi phí.

Theo đánh giá của các chuyên gia và những người đến tham quan thì đây là môi trường rất tốt để nuôi cá tầm. Và đến thời điểm này, cá tầm được nuôi trên hồ chứa sinh trưởng và phát triển tốt, chưa có dịch bệnh xảy ra. Số lượng đàn cá đến nay còn 9.300 con, tỷ lệ phát triển đạt 93%, trọng lượng bình quân từ 2,5 kg đến 4 kg/con. Số lượng cá lớn trên 5.300 con đạt 3,50 kg/con.

Anh Nguyễn Anh Tuấn (tổ 4, thị trấn Kbang)- một trong 10 hộ tham gia dự án cho hay: Trước khi nuôi được tập huấn 10 ngày về chuẩn bị nguồn thức ăn cho cá, cách cho cá ăn, cách phát hiện dịch bệnh và đối phó với những dịch bệnh thông thường nên chúng tôi đỡ phải bỡ ngỡ và đến nay đã thông thạo hơn trong cách chăm sóc cá. Cùng với đó là nguồn nước ở đây sạch, nhiệt độ phù hợp nên cá phát triển rất nhanh và hiệu quả. Hiện nay, cá lớn nhất cũng đã đạt trọng lượng 4 kg/con.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Cá Trong Ruộng Lúa, Mô Hình Làm Kinh Tế Cho Nông Dân Ít Vốn Nuôi Cá Trong Ruộng Lúa, Mô Hình Làm Kinh Tế Cho Nông Dân Ít Vốn

Nuôi cá trong ruộng lúa là một hình thức canh tác xen kẽ làm tăng thu nhập trên cùng một thửa ruộng. Mô hình này đã được một số địa phương thực hiện theo tập quán cũ, tuy nhiên, chỉ khi các hộ dân áp dụng đúng kỹ thuật nuôi trồng, hình thức nuôi cá-lúa mới thực sự phát huy hiệu quả.

19/07/2013
Ông Tư Đại Ba Ba Ở Mỹ Tú Ông Tư Đại Ba Ba Ở Mỹ Tú

Ông Hồ Văn Đại mà mọi người ở ấp Mương Khai, xã Mỹ Hương, huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng) thường quen gọi ông với cái tên rất thân thiện là Tư Đại ba ba, ông là một trong những điển hình làm kinh tế giỏi ở địa phương, nhờ việc nuôi ba ba hiệu quả, đến nay ông đã có được một cơ ngơi đáng để nhiều người mơ ước.

19/07/2013
Vực Dậy Nghề Trồng Dâu Nuôi Tằm Vực Dậy Nghề Trồng Dâu Nuôi Tằm

Trồng dâu nuôi tằm là nghề truyền thống của người dân Hoài Ân. Riêng ở xã Ân Hảo Đông (Bình Định), hiện có khoảng 90 ha dâu và gần 200 hộ nuôi tằm. Vài năm trở lại đây giá kén tằm ở mức cao, đặc biệt từ đầu năm 2013 đến nay kén tằm được mùa, được giá, nên người nuôi tằm rất phấn khởi.

20/07/2013
Nông Dân Thâm Canh Xoài Theo Tiêu Chuẩn VietGAP Đạt Hiệu Quả Cao Nông Dân Thâm Canh Xoài Theo Tiêu Chuẩn VietGAP Đạt Hiệu Quả Cao

Ban quản lý dự án cạnh tranh nông nghiệp tỉnh Bình Định vừa tổ chức tổng kết dự án: “Xây dựng mô hình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt đạt tiêu chuẩn VietGAP đối với cây xoài Bình Định”.

20/07/2013
Rà Soát Để Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng Rà Soát Để Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng

Tại TP.Quy Nhơn (Bình Định), ngày 18.7 Bộ NNPTNT đã tổ chức Hội nghị chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên (DHNTB-TN).

20/07/2013