Tìm ra loại thức ăn bổ sung axit amin rẻ hơn bột cá

Threonine là một acid amin quan trọng đối với heo, và thường được bổ sung trong khẩu phần heo. Ở Mỹ, xu hướng sản xuất axit amin kết tinh ngày càng phổ biến, và các sản phẩm có chức năng giống axit amin cũng được sử dụng như là 1 dạng thức ăn trong chăn nuôi heo.
Một nhóm nhà khoa học tại Đại học Illinois (Hoa Kỳ) đang nghiên cứu 1 chất tổng hợp có chức năng tương tự như threonine. Sự thành công của nghiên cứu này dự báo sẽ cho ra 1 chất có cùng chức năng bổ sung protein cho heo, nhưng lại rẻ hơn bột cá mà các trại heo vẫn hay sử dụng.
“Để tạo ra threonine tổng hợp, bạn phải lên men carbohydrate. Quá trình lên men này được diễn ra nhờ sự có mặt của 1 số loại vi khuẩn đã được nhóm nghiên cứu lựa chọn. Trong khối carbohydrate lên men bạn sẽ thấy có những tinh thể L-threonine, đó là cái chúng ta cần. Và chúng tôi chỉ cần lọc các tinh thể L-threonine ra, chúng rất giàu protein”, Giáo sư Hans Stein – trưởng nhóm nghiên cứu – cho biết.
Giáo sư Stein cũng tiến hành các thí nghiệm so sánh hàm lượng protein của các sinh threonine nhân tạo và của bột cá, đồng thời kiểm tra xem khi heo ăn threonine nhân tạo vào, tỉ lệ tiêu hóa thành công protein và axit amin có gì khác biệt so với ăn bột cá hay không.
Kết quả cho thấy, threonine nhân tạo chứa 81.8% protein thô, trong khi chỉ số này ở bột cá là 65.6%.
Tỉ lệ tiêu hóa thành công protein và axit amin khi heo ăn theronine cũng ấn tượng không kém, khi chúng tỏ ra ưu thế hơn so với trường hợp heo ăn bột cá. Cụ thể, heo sẽ tiêu thụ được 83.5% lượng axit amin khi ăn threonine nhân tạo, còn nếu ăn bột cá thì chỉ tiêu thụ được 72.3% hàm lượng axit amin.
Ở một thử nghiệm khác, Giáo sư Stein cũng phát hiện ra rằng threonine nhân tạo chứa 4935 kcal/kg năng lượng tiêu hóa và 4335 kcal/kg năng lượng trao đổi, trong khi 2 chỉ số đó của bột cá là 3957 kcal/kg và 3508 kcal/kg.
Với những kết quả nghiên cứu đó, Giáo sư Stein cho rằng threonine nhân tạo hoàn toàn có thể được sử dụng thay thế cho bột cá hoặc cho các loại thực phẩm bổ sung protein làm từ động vật khác, đặc biệt là trong giai đoạn heo cai sữa.
Có thể bạn quan tâm

Bên cạnh cây ăn trái đang lên ngôi thì năm nay hồ tiêu tiếp tục được nông dân xuống giống đại trà. Hiện diện tích hồ tiêu tăng đáng kể ở các huyện, thị xã trong tỉnh Bình Phước.

Đó là ông Đỗ Đình Hòa, chủ cơ sở sản xuất meo nấm ở thôn Thượng Sơn, xã Tây Thuận, huyện Tây Sơn (Bình Định). Hiện cơ sở của ông Hòa chuyên sản xuất meo giống nấm sò, nấm rơm, nấm mộc nhĩ, cung cấp thành phẩm nấm các loại. Từ sản xuất, kinh doanh mặt hàng nấm, ông Hòa có lãi ròng vài trăm triệu đồng/năm.

Do giá mủ cao su trên thị trường giảm mạnh, trồng cao su không có lợi nhuận, thậm chí bị lỗ nên nhiều người ở huyện Đak Đoa (Gia Lai) đã chặt bỏ cây cao su (chủ yếu là cao su tiểu điền) chuyển sang trồng các loại cây khác như hồ tiêu, cà phê nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Theo tin từ Trung tâm Phát triển lâm nghiệp Hà Nội, sau 4 ngày (từ 4/9) tập trung dập ổ dịch sâu róm hại thông trên 27,5ha rừng tại 2 xã Nam Sơn và Phù Linh (huyện Sóc Sơn) bằng thuốc trừ sâu sinh học Kuraba WP, tỷ lệ sâu róm bị diệt trừ đạt 95%. Tỷ lệ này đạt hiệu quả cao so với sử dụng thuốc truyền thống.

Tháng 6-2011, Tổ sản xuất chôm chôm ấp Phụng Đức B, xã Phú Phụng, huyện Chợ Lách (Bến Tre) được công nhận đạt bộ tiêu chuẩn về thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu (GlobalGAP), với diện tích hơn 22ha, có 36 hộ tham gia. Đây là tổ sản xuất chôm chôm theo tiêu chuẩn GlobalGAP đầu tiên của huyện được công nhận. Thế nhưng mô hình rất khó nhân rộng, bởi chi phí quá cao và còn nhiều chuyện phải bàn.