Tìm ra loại thức ăn bổ sung axit amin rẻ hơn bột cá

Threonine là một acid amin quan trọng đối với heo, và thường được bổ sung trong khẩu phần heo. Ở Mỹ, xu hướng sản xuất axit amin kết tinh ngày càng phổ biến, và các sản phẩm có chức năng giống axit amin cũng được sử dụng như là 1 dạng thức ăn trong chăn nuôi heo.
Một nhóm nhà khoa học tại Đại học Illinois (Hoa Kỳ) đang nghiên cứu 1 chất tổng hợp có chức năng tương tự như threonine. Sự thành công của nghiên cứu này dự báo sẽ cho ra 1 chất có cùng chức năng bổ sung protein cho heo, nhưng lại rẻ hơn bột cá mà các trại heo vẫn hay sử dụng.
“Để tạo ra threonine tổng hợp, bạn phải lên men carbohydrate. Quá trình lên men này được diễn ra nhờ sự có mặt của 1 số loại vi khuẩn đã được nhóm nghiên cứu lựa chọn. Trong khối carbohydrate lên men bạn sẽ thấy có những tinh thể L-threonine, đó là cái chúng ta cần. Và chúng tôi chỉ cần lọc các tinh thể L-threonine ra, chúng rất giàu protein”, Giáo sư Hans Stein – trưởng nhóm nghiên cứu – cho biết.
Giáo sư Stein cũng tiến hành các thí nghiệm so sánh hàm lượng protein của các sinh threonine nhân tạo và của bột cá, đồng thời kiểm tra xem khi heo ăn threonine nhân tạo vào, tỉ lệ tiêu hóa thành công protein và axit amin có gì khác biệt so với ăn bột cá hay không.
Kết quả cho thấy, threonine nhân tạo chứa 81.8% protein thô, trong khi chỉ số này ở bột cá là 65.6%.
Tỉ lệ tiêu hóa thành công protein và axit amin khi heo ăn theronine cũng ấn tượng không kém, khi chúng tỏ ra ưu thế hơn so với trường hợp heo ăn bột cá. Cụ thể, heo sẽ tiêu thụ được 83.5% lượng axit amin khi ăn threonine nhân tạo, còn nếu ăn bột cá thì chỉ tiêu thụ được 72.3% hàm lượng axit amin.
Ở một thử nghiệm khác, Giáo sư Stein cũng phát hiện ra rằng threonine nhân tạo chứa 4935 kcal/kg năng lượng tiêu hóa và 4335 kcal/kg năng lượng trao đổi, trong khi 2 chỉ số đó của bột cá là 3957 kcal/kg và 3508 kcal/kg.
Với những kết quả nghiên cứu đó, Giáo sư Stein cho rằng threonine nhân tạo hoàn toàn có thể được sử dụng thay thế cho bột cá hoặc cho các loại thực phẩm bổ sung protein làm từ động vật khác, đặc biệt là trong giai đoạn heo cai sữa.
Có thể bạn quan tâm

Việc sử dụng lờ dây (ngư cụ chủ yếu đánh bắt cá nhỏ) trên đầm Thủy Triều, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đã diễn ra từ lâu. Tuy nhiên, do chưa có biện pháp chế tài hiệu quả để răn đe, nên chính quyền địa phương khó giải quyết dứt điểm vấn nạn này.

Đàn gà 1.048 con (40 ngày tuổi) của một hộ ở ấp Trung Trạch (xã Trung Thành - Vũng Liêm - Vĩnh Long) được phát hiện bị cúm gia cầm vào ngày 19/8/2015. Chủ hộ đã tự tiêu hủy 392 con, do BCĐ chống dịch của huyện đã tiêu hủy 656 con còn lại.
Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Bạc Liêu đang triển khai trình diễn 13 mô hình ruộng lúa - bờ hoa (hay còn gọi là cánh đồng sinh thái) ở các huyện, thị xã, thành phố. Trong đó, trình diễn trên lúa hè thu 11 điểm, lúa cao sản 2 điểm, mỗi điểm trình diễn 1ha.

Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn phối hợp với Tổng công ty Tín Nghĩa và UBND huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai vừa tổ chức lấy ý kiến nông dân xã Phú Lộc về việc tham gia dự án “cánh đồng lớn liên kết sản xuất tiêu thụ cà phê 4C trên địa bàn các huyện Cẩm Mỹ, Xuân Lộc, Tân Phú”.
Với nhiều ưu điểm vượt trội như: năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn, chống chịu đổ ngã tốt, đặc biệt hàm lượng chất dinh dưỡng trong gạo rất cao... giống lúa đỏ mang tên Ngọc đỏ hương dứa, được một nông dân ở huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) sáng tạo đang thu hút được sự quan tâm lớn của nhiều doanh nghiệp trong tỉnh và một số đối tác nước ngoài.