Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tìm lại hương quế Trà My

Tìm lại hương quế Trà My
Ngày đăng: 02/05/2015

Qua rồi thời quế đổi... vàng

Những năm 80, 90 của thế kỷ XX, ở các tỉnh miền Trung, dường như ai cũng dự trữ quế trong nhà như báu vật. Quế có nhiều công dụng: làm gia vị, chữa bệnh... Có thời điểm, người dân Quảng Nam dùng hương quế để làm hương (nhang) đốt thay cho hương trầm.

Thấy cây quế Trà My hiệu quả, người dân ở các địa phương ở tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ) kéo về Trà My để nhân giống và học tập kinh nghiệm trồng quế. Bỗng chốc, quế Trà My trở thành thương hiệu lớn xuất khẩu sang thị trường Hồng Công, Đài Loan. Và cây quế thời đó trở thành cây làm giàu.

Quế Trà My được đồng bào dân tộc thiểu số Ca Dong, Cor, M’nông... của vùng Trà My (nay tách ra thành hai huyện Bắc Trà My và Nam Trà My) trồng trong những cánh rừng quanh nhà có vỏ dày, tinh dầu nhiều. Ngày ấy, bất cứ gia đình nào ở Trà My cũng có ít nhất vài trăm gốc quế, có nhà đến cả ngàn gốc. Quế Trà My ngày ấy được ví như... vàng.

Bởi lẽ, 1kg quế Trà My đổi được 1 chỉ vàng, một cây quế 15 đến 20 năm tuổi bán tại vườn 2 cây vàng. Có thời điểm, giá quế lên cao, tư thương lùng sục khắp vùng Trà My tìm mua và còn bỏ tiền ra xây dựng nhà cho người dân để chờ ngày đổi lấy quế.

Tìm lại hương quế Trà My Trước lợi ích quá lớn từ cây quế mang lại, người dân bắt đầu bán cả vườn quế để làm giàu, còn người đồng bằng lên rừng trồng quế. Người người trồng quế, nhà nhà làm quế và muốn làm giàu nhanh, nhiều người đưa cây quế lai từ Thanh Hóa, Yên Bái vào Trà My trồng và từ đó cây quế Trà My chính gốc nhanh chóng... mất dạng.

Tìm đến nhà anh Hồ Văn Vân (xã Trà Dơn, huyện Nam Trà My) hỏi chuyện về cây quế. Nghe có khách, anh Vân vội khoác chiếc áo công nhân, chỉ gốc quế to trong vườn, bảo: “Ngày xưa cây ni bán phải 2 cây vàng”. “Còn bây giờ?”, tôi hỏi. Anh buồn tiu nghỉu: “Khoảng bốn trăm ngàn đồng. Nếu trừ công lột vỏ còn được gần hai trăm ngàn đồng. Nhưng rẻ quá, không bán nữa. Nay nghe huyện hỗ trợ phát triển cây quế Trà My và tìm đầu ra ổn định cho cây quế, gia đình tôi mừng lắm”.

Ông Nguyễn Văn Điền, Trưởng ban Dân vận huyện Nam Trà My, tâm sự: Cây quế lai trồng ở Trà My do không hợp với thổ nhưỡng nên vỏ mỏng, tinh dầu thấp nên giá rất rẻ. Chính vì thế người dân chặt bỏ hết cây quế lai để làm củi hoặc bán với giá rẻ. Nhưng người dân vẫn gìn giữ và nhân rộng cây quế bản địa chứ không chặt bỏ.

Mấy năm qua, huyện Nam Trà My đã triển khai đề án phục hồi thương hiệu quế Trà My. Để khuyến khích người dân nhân rộng giống cây quế Trà My, huyện đã thành lập 9 trại ươm giống rồi giao cho dân trồng.

Đến nay, cả huyện Nam Trà My đã có trên 3.000 hộ dân trồng quế với trên 3 triệu cây quế đang trong thời gian sinh trưởng và phát triển tốt. Mục tiêu từ nay đến 2020, huyện sẽ ươm giống và cung cấp cho người dân phát triển thêm khoảng hơn 3 triệu cây quế giống trên diện tích gần 1.600ha với vốn đầu tư khoảng hơn 6,5 tỷ đồng.


Có thể bạn quan tâm

Hơn Chín Nghìn Ha Tôm Nuôi Ở Cà Mau Bị Chết Hơn Chín Nghìn Ha Tôm Nuôi Ở Cà Mau Bị Chết

Toàn tỉnh Cà Mau đã có trên chín nghìn ha các loại hình tôm nuôi bị dịch bệnh chết trắng trong vài tháng qua; trong đó có 833 ha diện tích tôm nuôi công nghiệp. Dịch bệnh thường gặp trên tôm nuôi như đốm trắng, đỏ thân, gan tụy và đến nay vẫn chưa có cách phòng trừ, chữa trị dịch bệnh này.

17/09/2013
Để Nghề Nuôi Nghêu Phát Triển Bền Vững Để Nghề Nuôi Nghêu Phát Triển Bền Vững

Sau thời gian nghêu chết hàng loạt trong những tháng đầu năm 2013, hiện nghêu nuôi ở vùng biển Tân Thành, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) đang phát triển bình thường. Tuy nhiên, người nuôi nghêu không khỏi lo lắng do nguyên nhân gây chết nghêu hàng loạt trong những năm gần đây vẫn chưa được xác định, đồng nghĩa “tai họa” có thể bất ngờ ập xuống bất cứ lúc nào mà người nuôi nghêu không có cách gì để phòng tránh.

17/09/2013
Nâng Chất Lượng Giống Cá Nước Ngọt Nâng Chất Lượng Giống Cá Nước Ngọt

Không chỉ đáp ứng nhu cầu nuôi cá nước ngọt ngày một phát triển rộng khắp trên địa bàn tỉnh, sản xuất giống thủy sản nước ngọt tại Quảng Nam còn cung ứng cho thị trường trong nước, đặc biệt là xuất khẩu.

18/09/2013
Cá Rô Đồng 100.000 Đồng/kg Cá Rô Đồng 100.000 Đồng/kg

Tại chợ Chắc Cà Đao (thị trấn An Châu, Châu Thành - An Giang) các tiểu thương bán cá rô đồng dính lưới 3 phân (cỡ khoảng 2 ngón tay/con), với giá 100.000 đồng/kg. Đây là loại cá rô được dân nghèo giăng lưới đánh bắt trong mùa nước nổi.

18/09/2013
Nuôi Cá Rô Đầu Vuông Ở Đầm Hà: Hứa Hẹn Hướng Phát Triển Mới Nuôi Cá Rô Đầu Vuông Ở Đầm Hà: Hứa Hẹn Hướng Phát Triển Mới

Nuôi cá rô đầu vuông là một trong những mô hình kinh tế mới của xã vùng cao Quảng Lợi (Đầm Hà, Quảng Ninh), thời gian qua với sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông, Khuyến ngư Quảng Ninh, Đoàn Thanh niên và Hội nghề cá huyện Đầm Hà, mô hình nuôi (bán thâm canh) cá rô đầu vuông thương phẩm đã được thực hiện thành công, mang hiệu quả kinh tế cao.

18/09/2013