Tìm lại hương quế Trà My

Qua rồi thời quế đổi... vàng
Những năm 80, 90 của thế kỷ XX, ở các tỉnh miền Trung, dường như ai cũng dự trữ quế trong nhà như báu vật. Quế có nhiều công dụng: làm gia vị, chữa bệnh... Có thời điểm, người dân Quảng Nam dùng hương quế để làm hương (nhang) đốt thay cho hương trầm.
Thấy cây quế Trà My hiệu quả, người dân ở các địa phương ở tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ) kéo về Trà My để nhân giống và học tập kinh nghiệm trồng quế. Bỗng chốc, quế Trà My trở thành thương hiệu lớn xuất khẩu sang thị trường Hồng Công, Đài Loan. Và cây quế thời đó trở thành cây làm giàu.
Quế Trà My được đồng bào dân tộc thiểu số Ca Dong, Cor, M’nông... của vùng Trà My (nay tách ra thành hai huyện Bắc Trà My và Nam Trà My) trồng trong những cánh rừng quanh nhà có vỏ dày, tinh dầu nhiều. Ngày ấy, bất cứ gia đình nào ở Trà My cũng có ít nhất vài trăm gốc quế, có nhà đến cả ngàn gốc. Quế Trà My ngày ấy được ví như... vàng.
Bởi lẽ, 1kg quế Trà My đổi được 1 chỉ vàng, một cây quế 15 đến 20 năm tuổi bán tại vườn 2 cây vàng. Có thời điểm, giá quế lên cao, tư thương lùng sục khắp vùng Trà My tìm mua và còn bỏ tiền ra xây dựng nhà cho người dân để chờ ngày đổi lấy quế.
Tìm lại hương quế Trà My Trước lợi ích quá lớn từ cây quế mang lại, người dân bắt đầu bán cả vườn quế để làm giàu, còn người đồng bằng lên rừng trồng quế. Người người trồng quế, nhà nhà làm quế và muốn làm giàu nhanh, nhiều người đưa cây quế lai từ Thanh Hóa, Yên Bái vào Trà My trồng và từ đó cây quế Trà My chính gốc nhanh chóng... mất dạng.
Tìm đến nhà anh Hồ Văn Vân (xã Trà Dơn, huyện Nam Trà My) hỏi chuyện về cây quế. Nghe có khách, anh Vân vội khoác chiếc áo công nhân, chỉ gốc quế to trong vườn, bảo: “Ngày xưa cây ni bán phải 2 cây vàng”. “Còn bây giờ?”, tôi hỏi. Anh buồn tiu nghỉu: “Khoảng bốn trăm ngàn đồng. Nếu trừ công lột vỏ còn được gần hai trăm ngàn đồng. Nhưng rẻ quá, không bán nữa. Nay nghe huyện hỗ trợ phát triển cây quế Trà My và tìm đầu ra ổn định cho cây quế, gia đình tôi mừng lắm”.
Ông Nguyễn Văn Điền, Trưởng ban Dân vận huyện Nam Trà My, tâm sự: Cây quế lai trồng ở Trà My do không hợp với thổ nhưỡng nên vỏ mỏng, tinh dầu thấp nên giá rất rẻ. Chính vì thế người dân chặt bỏ hết cây quế lai để làm củi hoặc bán với giá rẻ. Nhưng người dân vẫn gìn giữ và nhân rộng cây quế bản địa chứ không chặt bỏ.
Mấy năm qua, huyện Nam Trà My đã triển khai đề án phục hồi thương hiệu quế Trà My. Để khuyến khích người dân nhân rộng giống cây quế Trà My, huyện đã thành lập 9 trại ươm giống rồi giao cho dân trồng.
Đến nay, cả huyện Nam Trà My đã có trên 3.000 hộ dân trồng quế với trên 3 triệu cây quế đang trong thời gian sinh trưởng và phát triển tốt. Mục tiêu từ nay đến 2020, huyện sẽ ươm giống và cung cấp cho người dân phát triển thêm khoảng hơn 3 triệu cây quế giống trên diện tích gần 1.600ha với vốn đầu tư khoảng hơn 6,5 tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm

Với tựa đề “Việt Nam bảo vệ nền kinh tế khỏi khủng hoảng như thế nào?”, chuyên gia Pavel Vinogradov, Tổng biên tập tạp chí “Thế giới đa cực” (Nga) đã đưa ra một số đánh giá về nền kinh tế Việt nam trong năm 2014.

Vụ mùa năm 2013, Trường Đại học Hồng Đức đã hỗ trợ toàn bộ nguồn giống, thuốc bảo vệ thực vật và chuyển giao khoa học - kỹ thuật để bà con nông dân xã Cẩm Lương (Cẩm Thủy) triển khai thực hiện mô hình khôi phục giống lúa nếp hạt cau bản địa, với quy mô 3,5 ha.

Ngay từ đầu năm 2014, Hạt Kiểm lâm Bá Thước đã phối hợp với chính quyền các xã trên địa bàn, chỉ đạo các thôn, bản, hộ dân thực hiện việc trồng rừng mới theo đúng kế hoạch. Các kiểm lâm địa bàn và cán bộ lâm nghiệp các xã thường xuyên kiểm tra, động viên, vận động nhân dân tham gia chương trình, đồng thời tư vấn và giúp đỡ người dân hoàn thành các thủ tục để được hỗ trợ.

Ngày 4-11, Công ty TNHH một thành viên Sữa Lam Sơn, thuộc Công ty CP Sữa Việt Nam - Vinamilk đã nhập đàn bò sữa đầu tiên vào chăn nuôi tại trang trại bò sữa Thanh Hóa 2 tại xã Phú Nhuận, huyện Như Thanh, chính thức đưa trang trại bò sữa Thanh Hóa 2 đi vào hoạt động.

Huyện chỉ đạo HTX vận tải Thạch Thành, ban chỉ đạo mía huyện, xã và các HTX dịch vụ nông nghiệp xây dựng kế hoạch bảo đảm trong khâu thu hoạch, bốc xếp, vận chuyển hết mía nguyên liệu về nhà máy. Khắc phục tình trạng mía tồn đọng lâu ngày trên bãi, lái xe vận chuyển gây phiền hà cho người trồng mía, huyện đề nghị Công ty Việt – Đài đầu tư tu sửa, nâng cấp một số tuyến đường giao thông để tạo thuận lợi cho việc thu hoạch, vận chuyển mía nguyên liệu.