Tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất biện pháp phòng chống hiện tượng chanh lá đứng

Mục tiêu của đề tài là tìm ra nguyên nhân gây hiện tượng chanh “lá đứng” và đề xuất biện pháp phòng ngừa bệnh.
Trong thời gian 36 tháng, chủ nhiệm đề tài sẽ dùng biện pháp điều tra nông hộ để thu thập số liệu, sau đó kiểm tra sâu bệnh hại tại vườn và thu mẫu bị bệnh về xác định nguyên nhân bệnh.
Hội đồng Khoa học và Công nghệ huyện đã cho phép chủ nhiệm thực hiện đề tài với kinh phí dự tính hơn 199 triệu đồng.
Được biết, hiện tượng “lá đứng” đã xuất hiện nhiều trong 300 ha vườn chanh không hạt của huyện từ giữa năm 2014.
Hiện tượng xuất hiện từ lúc cây mới trồng được một năm tuổi đến cây 15 năm tuổi, làm cây phát triển kém, lá mọc đứng, không trải ra như bình thường, cây ra bông nhưng tỉ lệ đậu quả rất thấp, thường rụng hết quả khi còn non, ảnh hưởng lớn đến năng suất.
Có thể bạn quan tâm

Sau khi thu hoạch xong lúa hè thu, nông dân đã cải tạo ruộng và xuống giống gần 14.000ha lúa thu đông và hơn 1.000ha lúa trên đất tôm - lúa. Bên cạnh đó, nông dân TP. Bạc Liêu và huyện Đông Hải đã xuống giống gần 2.000ha lúa cao sản.

Sau hơn 20 năm cật lực lao động, ông Phạm Văn Quất ở thôn Bằng Bộ, xã Cao Thắng, huyện Thanh Miện đã biến khu ruộng trũng cấy lúa bấp bênh thành trang trại thủy sản trù phú nhất, nhì tỉnh Hải Dương. Đó là "trang trại thủy sản vàng Dung Quất".

Nông dân huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) rất phấn khởi khi thực hiện thành công mô hình nuôi cá bống tượng do Hội Nông dân Việt Nam đầu tư. Từ nguồn cá giống dễ mua và có thể bắt được trong thiên nhiên; thức ăn là những loại cá tạp tận dụng quanh ao, đầm; cá bán ra được giá cao… Những ưu điểm ấy đã thúc đẩy mô hình này ngày càng phát triển.

Theo ông Huỳnh Quang Huy, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Bình Thuận, mấy ngày gần đây cá cơm, cá nục xuất hiện dày đặc trên ngư trường của tỉnh. Hiện có khoảng 4.000 phương tiện tham gia đánh bắt hải sản với khoảng 20.000 ngư dân đang tập trung khai thác vụ cá Nam.

Tận dụng ưu thế của địa phương có luồng lạch, cửa biển, nhiều hộ gia đình ở Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã triển khai xây dựng mô hình nuôi cá Chẽm bằng lồng. Kết quả kinh tế từ loại hình nuôi trồng thủy sản này cho thấy, nếu được đầu tư bài bản, đảm bảo được đầu ra cho sản phẩm, nuôi cá Chẽm bằng lồng sẽ mở hướng thoát nghèo cho bà con nông dân vùng biển cửa.