Tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất biện pháp phòng chống hiện tượng chanh lá đứng

Mục tiêu của đề tài là tìm ra nguyên nhân gây hiện tượng chanh “lá đứng” và đề xuất biện pháp phòng ngừa bệnh.
Trong thời gian 36 tháng, chủ nhiệm đề tài sẽ dùng biện pháp điều tra nông hộ để thu thập số liệu, sau đó kiểm tra sâu bệnh hại tại vườn và thu mẫu bị bệnh về xác định nguyên nhân bệnh.
Hội đồng Khoa học và Công nghệ huyện đã cho phép chủ nhiệm thực hiện đề tài với kinh phí dự tính hơn 199 triệu đồng.
Được biết, hiện tượng “lá đứng” đã xuất hiện nhiều trong 300 ha vườn chanh không hạt của huyện từ giữa năm 2014.
Hiện tượng xuất hiện từ lúc cây mới trồng được một năm tuổi đến cây 15 năm tuổi, làm cây phát triển kém, lá mọc đứng, không trải ra như bình thường, cây ra bông nhưng tỉ lệ đậu quả rất thấp, thường rụng hết quả khi còn non, ảnh hưởng lớn đến năng suất.
Có thể bạn quan tâm

Do không chủ động được cơ bản nguồn thức ăn chăn nuôi trong nước, nên trung bình hàng năm, Việt Nam phải nhập khẩu tới 70% nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi (TACN).

Nhờ đẩy mạnh truyền thông, kịp thời tháo gỡ khó khăn nên đến nay, Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Nghệ An đã thu hút sự tham gia của đông đảo người dân, doanh nghiệp.

“Con đường để bảo vệ và phát triển vốn rừng tốt nhất, bền vững nhất là phải dựa vào người dân” - ông Nguyễn Văn Bừng – Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Thuận Châu (Sơn La) nói.

Một năm một vụ ngô và cả chi tiêu của gia đình đều trông vào vụ ngô đó. Giá ngô hiện tại khoảng 5.000 đồng/kg, nhà nào thu được 1 tấn ngô đã là nhiều, quy ra tiền cũng chỉ 5 triệu đồng. Khó có thể nói số tiền đó đủ để chi tiêu trong một năm.

Những ngày qua, hầu hết tàu câu cá ngừ đại dương đánh bắt xa bờ trong tháng 9-2015 về cảng cá Hòn Rớ (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) đều “trúng” lớn.