Tìm Hiểu Cơ Hội Hợp Tác, Đầu Tư Sản Xuất Hoa Kiểng Tại Sa Đéc

Nhân chuyến thăm và làm việc với UBND tỉnh Đồng Tháp, ngài Simon van der Burg - Tổng Lãnh sự Vương quốc Hà Lan tại TP.Hồ Chí Minh đã có buổi gặp gỡ với lãnh đạo TP.Sa Đéc để tìm hiểu cơ hội hợp tác, đầu tư ngành hàng sản xuất hoa kiểng tại Sa Đéc.
Tại buổi tiếp, lãnh đạo UBND TP.Sa Đéc giới thiệu với ngài Simon van der Burg về thế mạnh hoa kiểng của Sa Đéc, đồng thời thông tin về kết quả hợp tác giữa Hà Lan và Sa Đéc trong thời gian qua. Hiện tại, Sa Đéc đã thành lập công ty hoa đầu tiên và đang xây dựng Sa Đéc trở thành thành phố hoa, do đó rất cần sự hỗ trợ cũng như hợp tác với Hà Lan về sản xuất hoa chất lượng cao, nhất là kỹ thuật ươm trồng, hệ thống nhà lưới, nhà kính để nâng cao chất lượng hoa Sa Đéc cùng với đó là xây dựng trung tâm phân phối hoa hướng tới thị trường ngoài nước...
Ngài Simon van der Burg - Tổng Lãnh sự Vương quốc Hà Lan cho rằng, Sa Đéc có rất nhiều điểm tương đồng với Hà Lan, nhất là lĩnh vực sản xuất hoa kiểng, do đó thời gian tới ngài Tổng Lãnh sự quán sẽ cố gắng tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp Hà Lan tiếp cận với Sa Đéc hướng đến xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa Sa Đéc với các doanh nghiệp Hà Lan ngày càng sâu sắc hơn, bền vững hơn.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, Ảrập Xêút là thị trường NK cá tra lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Trung Đông. 8 tháng đầu năm 2015, tổng giá trị XK cá tra sang thị trường Ảrập Xêút đạt 42,46 triệu USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 4,2% tổng XK cá tra của Việt Nam.

Tại TP. Trùng Khánh (Trung Quốc), nhu cầu tiêu thụ thủy sản tăng bình quân 20 – 30%/năm, trong khi nguồn cung của An Giang lại rất phong phú. Khi hoạt động xúc tiến được triển khai mạnh mẽ, nhiều mặt hàng nông sản của An Giang sẽ tìm được chỗ đứng trên thị trường này.

Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) cho biết, Việt Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng phát triển nghề nuôi, chế biến và xuất khẩu cá rô phi.

Ngoài những vật nuôi quen thuộc như trâu, bò, heo, gà… thời gian gần đây, người dân huyện Sông Hinh (Phú Yên) đang tiếp cận với đối tượng nuôi mới là rắn mối.

Hội nhập và tự do hóa thương mại, gần đây nhiều chuyên gia kinh tế đều chung nhận định: Khi tham gia vào TPP sẽ là cơ hội cho các ngành như dệt may, da giày vốn là lợi thế nhưng lại là thách thức rất lớn cho ngành chăn nuôi vốn đã có nhiều rủi ro, kém sức cạnh tranh của chúng ta.