Tìm Giải Pháp Tiết Kiệm Năng Lượng Cho Vùng Nuôi Tôm Cao Triều

Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương có diện tích nuôi tôm khá lớn và chiếm tỷ lệ cao so với các địa phương khác trong cả nước. Trong khi đó, các hồ nuôi tôm chủ yếu đều sử dụng động cơ điện và tiêu tốn một lượng điện năng rất lớn. Trước thực trạng đó, được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Carbon Trust (Anh Quốc), Sở Công thương đã triển khai dự án "Tăng cường năng lực về lập kế hoạch năng lượng bền vững ở miền Trung" (CESEP) tại vùng nuôi tôm cao triều xã Quảng Công (Quảng Điền).
Dự án nhằm hỗ trợ chính quyền địa phương cũng như các hộ nuôi tôm nâng cao năng lực lập kế hoạch nhằm tiết kiệm năng lượng (TKNL). Vùng cao triều là vùng nuôi tôm bán thâm canh tại xã Quảng Công (Quảng Điền) và được lựa chọn là địa điểm thực hiện dự án bởi vùng này có tiềm năng đáng kể để nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng bằng những phương pháp quốc tế và kinh nghiệm từ dự án có thể áp dụng trong việc TKNL tại các vùng nuôi tôm khác trong cả nước rộng 20 ha với 40 ao nuôi, hiện vùng nuôi tôm cao triều Quảng Công có 34 hộ gia đình tham gia nuôi tôm sú, cá và cua nước lợ, trong đó sử dụng động cơ diesel chiếm 81,5% và 18,5% còn lại là sử dụng động cơ điện. Tổng sản lượng thủy sản của vùng trong năm 2012 là 22 tấn và đây là nguồn thu nhập chính của các gia đình.
Bà Lê Kim Thái, tư vấn WWF cho biết: “Các hộ nuôi tôm sú là nhóm tiêu thụ điện lớn thứ 2 tại huyện Quảng Điền và hoạt động này là một trong những ngành nông - công nghiệp chủ đạo của tỉnh. Vì vậy, làm thế nào để TKNL cho các vùng nuôi tôm cao triều là một trong những vấn đề mà dự án quan tâm và mong muốn thực hiện nhằm giúp các hộ nuôi tôm giảm chi phí và bảo vệ môi trường.
Với mục đích giảm tổng tiêu thụ năng lượng tại cao triều khoảng 20% vào năm 2015, dự án sẽ tiếp tục lập kế hoạch và đưa ra các phương án hợp lý cũng như tổ chức các cuộc điều tra, khảo sát để nắm bắt tình hình nhằm thực hiện tốt kế hoạch TKNL tại địa phương”. Theo đó, dự án thành lập tổ dịch vụ năng lượng ở khu vực cao triều, xây dựng kế hoạch chi tiết, tập huấn tăng cường chuyên môn cho cán bộ kỹ thuật và tổ dịch vụ, thay thế các động cơ diesel ở các ao nuôi bằng các động cơ điện… Tổng chi phí cho dự án là 185 triệu đồng, trong đó mỗi năm sẽ tiết kiệm tiền điện 137,41 triệu đồng và tổng TKNL là 4,71 tấn dầu quy đổi.
Ông Nguyễn Ngọc Song trú tại thôn 4 cao triều, Quảng Công cho biết: “Tôi tham gia nuôi tôm gần 10 năm rồi, song trước đây các động cơ đều sử dụng dầu diesel, thời gian gần đây tôi chuyển sáng sử dụng động cơ điện. Năm 2013 tôi thả nuôi 9 vạn con tôm trên diện tích 3.600m2, mỗi năm tiêu tốn khoảng 3,5 triệu tiền điện. Nếu so sánh với dầu diesel thì tiết kiệm hơn 8 triệu đồng. Thông qua dự án tôi mong muốn sau này sẽ thay thế các động cơ TKNL để giảm chi phí và nâng cao năng suất trong việc nuôi tôm”.
Với những nỗ lực của WWF và Sở Công thương, mục đích của dự án là giảm tổng tiêu thụ năng lượng tại cao triều khoảng 20% vào năm 2015 so với dự báo cơ sở. Dự án đã khảo sát, điều tra và đưa ra hiện trạng sử dụng năng lượng tại vùng nuôi tôm cao triều năm 2012 và dự báo cơ sở đến năm 2015-2020; trong đó, tổng tiêu thụ năng lượng của vùng cao triều trong năm 2012 chiếm 17.5 TOE, đến năm 2015 là 22.73 TOE và năm 2020 là 34.97 TOE; tổng chi phí cho năng lượng tiêu thụ năm 2012 là 307,69 triệu đồng, đến năm 2015 là 484,05 triệu đồng và năm 2020 chiếm 727,91 triệu đồng…
Thông qua dự án CESEP và đường cơ sở về tiêu thụ năng lượng tại vùng nuôi tôm cao triều, chi phí năng lượng chiếm 15% tổng chi phí nuôi trồng thủy sản tại một ao nuôi ở xã Quảng Công. Trong đó, tiêu thụ diesel từ các động cơ diesel chiếm gần 70% tổng tiêu thụ năng lượng của vùng. Đây là một tiềm năng lớn cho việc thực hiện các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng. Nếu các động cơ diesel được thay thế bằng các động cơ điện thì tổng tiêu thụ năng lượng của vùng sẽ giảm đáng kể.
Có thể bạn quan tâm

Trong khi ở nhiều địa phương, rắn hổ hèo vẫn còn là mô hình mới và khó tìm đầu ra thì tại xã Phú Bình, huyện Phú Tân (An Giang) hàng chục hộ nông dân đã và đang mở rộng mô hình này với nhiều tín hiệu khả quan. Không chỉ giúp các hộ ăn nên làm ra, mà nghề nuôi rắn còn được kết hợp với nuôi cá sấu thịt theo quy mô trang trại, cho hiệu quả kinh tế khá cao.

Với một cái bè 16m2 được thiết kế rất đơn giản (chiều dài 4m, chiều ngang 2m và chiều cao 2m) đặt xuống lòng kênh Đồng Tiến phía trước nhà, vào cuối năm 2009, ông Lâm thả tổng cộng 50kg cá chình giống vào bè nuôi. Trước khi thả cá giống, ông vệ sinh bè sạch sẽ bằng vôi bột rồi ngâm dưới mặt nước nhiều ngày

Vụ đông vừa qua, người dân xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) thất thu bởi giá hành tây quá thấp. Giờ su hào cũng rơi vào thảm cảnh với giá chỉ 300 đ/củ.

Hàm lượng oxy hòa tan trong ao có vai trò quan trọng không chỉ đối với đời sống của tôm nuôi mà còn ảnh hưởng đến nhiều yếu tố khác trong môi trường ao nuôi. Oxy bị mất đi chủ yếu do quá trình hô hấp của tôm, cá, tảo, vi khuẩn và phân hủy các vật chất lắng tụ ở đáy ao...

Công đoàn các KCN & Chế xuất Trà Nóc (Cần Thơ) và Cty CP Thủy sản Bình An (Bianfishco) tổ chức cuộc họp với các đối tác và đại diện các hộ nông dân bán cá tra.