Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tìm Giải Pháp Né Hạn Cho Cây Trồng Vụ Đông Xuân

Tìm Giải Pháp Né Hạn Cho Cây Trồng Vụ Đông Xuân
Ngày đăng: 15/12/2014

Năm 2014, lượng mưa ít hơn nhiều so với trung bình năm trước, mùa mưa kết thúc sớm nên một số hồ chứa, công trình thủy lợi không đủ nước phục vụ trong mùa khô 2015. Do đó, các địa phương, ngành Nông nghiệp tỉnh đã xây dựng nhiều phương án để đảm bảo nước tưới và “né” hạn vào cuối vụ cho cây trồng của người dân.

Ngay từ khi bước vào xây dựng kế hoạch sản xuất vụ đông xuân, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai các biện pháp để phòng tránh hạn cho các địa phương.

Hiện nay, mực nước ở các hồ chứa do Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi tỉnh quản lý đã có 156/160 hồ tích nước đang hoặc thấp hơn 0,25 m so với mực nước dâng bình thường. Để giúp nông dân sử dụng nước hiệu quả, tiết kiệm, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi tỉnh đã phối hợp với chính quyền các địa phương vận động, tuyên truyền người dân thực hiện tưới tiết kiệm, hiệu quả.

Nhờ làm tốt công tác điều tiết nước nên Công trình Thủy lợi Đắk Cai, xã Trường Xuân (Đắk Song) luôn đảm bảo nguồn nước phục vụ tưới tiêu cho cây trồng trong mùa khô hạn. Ảnh: Mai Anh

Theo đó, đối với các công trình cung cấp nước cho khu vực trồng lúa nước, đơn vị đã khuyến cáo người dân đắp lại bờ thửa, giữ nước chống thất thoát; tập trung điều tiết nước vào ruộng theo lịch tưới luân phiên. Bên cạnh đó, để điều tiết, quản lý nguồn nước, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi tỉnh cũng đã phân công cán bộ kỹ thuật túc trực, theo dõi để có biện pháp phòng chống hạn hiệu quả, kịp thời.

Bên cạnh đó, nguồn nước sinh thủy năm nay cũng có nguy cơ thiếu hụt cục bộ ở nhiều khu vực trọng điểm về sản xuất lúa nước, cây công nghiệp lâu năm. Vì thế, việc chủ động xây dựng kế hoạch “né” hạn cuối vụ cũng được các địa phương, các cấp, ngành chuyên môn đặt biệt chú trọng.

Khác với những năm trước, đối với cây cà phê, năm nay, theo bà con nông dân ở các huyện như Đắk R’lấp, Đắk Song, Đắk Mil… thì đa số chuyển từ hình thức tưới tràn sang tưới bơm để tiết kiệm nước. Những khu vực thiếu nước phụ vụ sản xuất như tại Công trình Thủy lợi Ea Diêr, xã Đắk D'rông (Chư Jút) sẽ giảm diện tích từ 30 ha xuống còn 10 ha để đảm bảo nước tưới.

Còn tại xã Ea Pô (Chư Jút), chính quyền địa phương cũng đang tích cực vận động người dân đóng góp vốn đối ứng để cùng địa phương đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương và đập của trạm bơm Ea Pô… Tương tự, tại Công trình Thủy lợi Đắk Loou, xã Thuận An (Đắk Mil), vụ tưới cà phê năm nay, mặc dù theo tính toán mực nước thấp hơn mọi năm nhưng đơn vị quản lý vẫn lạc quan là sẽ đảm bảo tưới đầy đủ 3 đợt cho toàn bộ diện tích cà phê trong khu vực.

Theo tính toán của các nhà quản lý, phương thức tưới tràn tiêu tốn từ 3.600m3 đến 4.000 m3/ha/năm, trong khi sử dụng giải pháp tưới bơm lượng nước tiêu tốn khoảng 2.400 m3/ha/năm đối với cây cà phê và trên dưới 2.200 m3/ha/năm đối với cây hồ tiêu. Vì vậy, Công trình hồ chứa Đắk Loou sẽ đủ cung cấp nước tưới cho toàn bộ diện tích cà phê trong khu vực cho đến cuối vụ.

Theo ông Trịnh Văn Tường, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi tỉnh thì hiện tại, điều kiện thời tiết có những diễn biến phức tạp, khả năng có nhiều vùng sẽ ảnh hưởng nặng về khô hạn. Vì vậy, nếu sử dụng nguồn nước tưới không hợp lý, hoang phí thì có thể xảy ra hạn cục bộ cuối vụ trên một số diện tích cây trồng không chủ động được nguồn nước tưới từ các công trình thủy lợi.

Tại các địa phương không chủ động được nguồn nước tưới, thường xuyên xảy ra hạn cuối vụ như những năm trước, năm nay, các huyện, thị cần chủ động hướng dẫn, tuyên truyền khuyến cáo nông dân xuống giống sớm, hoặc thực hiện chuyển đổi cây trồng phù hợp hơn để “né” hạn, tránh thiệt hại cho nông dân.

Nguồn bài viết: http://www.baodaknong.org.vn/kinh-te/tim-giai-phap-ne-han-cho-cay-trong-vu-dong-xuan-36426.html


Có thể bạn quan tâm

Rau VietGAP Bí Đầu Ra Rau VietGAP Bí Đầu Ra

Hơn một năm nay, do sản phẩm gặp khó khăn về đầu ra nên nhiều hộ dân tham gia Tổ hợp tác sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP ở thôn Lang Châu Bắc (xã Duy Phước, huyện Duy Xuyên) phải chuyển sang canh tác rau thông thường hoặc trồng các loại hoa màu khác.

16/08/2014
Bám Víu Nghề Dâu Tằm Bám Víu Nghề Dâu Tằm

Làng Đại Bình trước kia có đến 80% người dân sinh sống bằng nghề trồng dâu nuôi tằm. Những bãi bồi dọc sông Thu Bồn chính là vựa dâu xanh tốt giúp làng dâu tằm Đại Bình, Hương Quế nổi tiếng một thời.

16/08/2014
Nhiều Nghề Khai Thác Thủy, Hải Sản Được Mùa Trong Tháng 7 Nhiều Nghề Khai Thác Thủy, Hải Sản Được Mùa Trong Tháng 7

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong tháng 7-2014 sản lượng khai thác thủy, hải sản trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 7.494 tấn, bằng 106,8% so với cùng kỳ và bằng 8,9% so với kế hoạch. Riêng hoạt động khai thác trên biển đạt 7.198 tấn, bằng 106,5% so với cùng kỳ và bằng 8,9% so với kế hoạch.

16/08/2014
Tập Trung Phòng Trừ Sâu Cuốn Lá Hại Lúa Vụ Mùa Năm 2014 Tập Trung Phòng Trừ Sâu Cuốn Lá Hại Lúa Vụ Mùa Năm 2014

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), hiện nay trên địa bàn tỉnh sâu cuốn lá lứa 6 đang phát sinh và gây hại, sâu non tuổi 1 gây hại từ ngày 8 đến 13-8-2014, đợt 2 tập trung từ ngày 15 đến 18-8-2014 trên các trà lúa mùa sớm, chính vụ và rải rác cho tới 25-8-2014 trên trà lúa cấy muộn, khả năng trong những ngày tới, nếu không có biện pháp phòng trừ tích cực, quyết liệt thì sẽ xuất hiện đợt dịch sâu cuốn lá nhỏ trên diện rộng, ở nhiều địa phương trong tỉnh, nhất là các huyện ven biển, thiệt hại do sâu gây ra sẽ là rất lớn, đặc biệt là trên diện tích trà lúa mùa muộn.

16/08/2014
Thực Hiện Nhiều Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Tận Gốc Thực Hiện Nhiều Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Tận Gốc

Nhằm bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR) tận gốc, Ban Quản lý (BQL) rừng phòng hộ Thanh Kỳ (trên địa bàn xã Thanh Tân, huyện Như Thanh) đã giao khoán 5.482 ha rừng cho 651 hộ dân bảo vệ, chăm sóc và sản xuất theo mô hình trang trại tổng hợp, nông - lâm kết hợp chăn nuôi.

16/08/2014