Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tìm giải pháp gỡ khó cho ngành sữa

Tìm giải pháp gỡ khó cho ngành sữa
Ngày đăng: 10/08/2015

Giải pháp nào để nâng cao hiệu quả chuỗi liên kết chăn nuôi, tiêu thụ sữa trên địa bàn TP là vấn đề “nóng”, được quan tâm tại Hội nghị bàn các giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi liên kết chăn nuôi – tiêu thụ sữa trên địa bàn TP diễn ra ngày 6/8.

Tăng trưởng khá nhưng chưa hết lo

Theo báo cáo của Trung tâm Phát triển Chăn nuôi (Sở NN&PTNT Hà Nội), tính đến tháng 7/2015, tổng đàn bò toàn TP là 15.288 con/3.314 hộ. Trong đó, bò sinh sản là 9.757 con, chiếm 63,8% tổng đàn. Bò vắt sữa là 7.466 con, chiếm 76,5% tổng đàn bò sinh sản. Sản lượng sữa hiện đạt 111 tấn/ngày. Đến nay, chăn nuôi bò sữa vẫn được phát triển chủ yếu ở hai vùng trọng điểm là huyện Ba Vì (57,5% tổng đàn) và Gia Lâm (22,7% tổng đàn), còn lại 19,8% ở bốn huyện: Phúc Thọ, Đan Phượng, Đông Anh, Quốc Oai. Đàn bò sữa của Hà Nội phát triển tương đối ổn định, bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế rõ nét. Bình quân năng suất sữa đàn bò của Hà Nội tăng dần qua các năm, hiện đã đạt 4.600 – 4.800kg/chu kỳ 305 ngày.

Việc tiêu thụ sữa trên địa bàn TP được đánh giá là thuận tiện. Hiện, toàn TP có 45 trạm thu gom sữa tươi của 6 DN. Trong đó, Công ty CP Sữa Quốc tế (IDP) có 27 trạm thu gom 70,3% tổng sản lượng sữa toàn TP. Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) có 8 trạm thu gom 14,5%. Công ty CP Sữa Ba Vì có 5 trạm thu 7,2% tổng lượng sữa sản xuất trong ngày. Các Công ty CP Sữa Xuân Mai, Công ty CP Sữa Hà Nội (HaNoimilk), Công ty Sữa Cô gái Hà Lan (Dutch Lady) và một số điểm thu mua, chế biến phần sữa lẻ còn lại.

Tuy nhiên, ngành sữa Hà Nội cũng đang đứng trước nhiều thách thức như: biến động giá sữa, sự cạnh tranh của các hãng nước ngoài. Bên cạnh đó, quy mô chăn nuôi bò sữa trên địa bàn TP vẫn khá nhỏ lẻ. Đặc biệt, vẫn còn tình trạng phát triển tự phát làm ảnh hưởng tới công tác quản lý, thu gom và tiêu thụ sản phẩm sữa...

Gắn kết doanh nghiệp với hộ chăn nuôi

Nhằm tháo gỡ khó khăn cho ngành sữa, tại hội nghị, nhiều giải pháp, kiến nghị đã được đưa ra. Các hộ chăn nuôi bò sữa cho rằng, IDP – đơn vị hiện đang thu mua tới 70,3% tổng sản lượng sữa toàn TP, nên nghiên cứu lộ trình tăng giá thu mua sữa hiện nay. Cụ thể, giá thu mua mỗi kg sữa của IDP hiện là 12.000 đồng, thấp nhất trong số 6 DN thu mua sữa và thấp hơn tới 2.000 đồng so với giá thu mua của Vinamilk – đơn vị trả giá cao nhất cho 1kg sữa. Đồng thời, cần hỗ trợ cho vay đối với các trạm thu gom trong việc nâng cấp hệ thống bảo quản sữa, bởi chi phí xây dựng mỗi trạm thu gom sữa hiện rất lớn (từ 1,2 – 1,8 tỷ đồng/trạm), trong khi, hợp đồng thu mua cho nông hộ chỉ khoảng ba năm. Liên quan tới vấn đề này, ông Tạ Văn Tường – Giám đốc Trung tâm Phát triển Chăn nuôi Hà Nội đề nghị, các DN thu mua sữa cần đảm bảo ký hợp đồng thu mua sữa ổn định, thanh toán nhanh gọn, đồng thời, có các chính sách đầu tư phát triển vùng nguyên liệu phù hợp với quy hoạch của TP.

Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) Hoàng Thanh Vân cho rằng, muốn vượt qua khó khăn, thách thức, ngành sữa Hà Nội cần thay đổi tư duy phát triển. Hai yếu tố quan trọng cần tập trung đầu tư, cải thiện trong thời gian tới là khâu tổ chức sản xuất và ứng dụng khoa học công nghệ vào chăn nuôi. Để thực hiện điều này, Sở NN&PTNT Hà Nội cần rà soát quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh, phấn đấu đưa khẩu phần hỗn hợp hoàn chỉnh vào chăn nuôi bò sữa trên địa bàn toàn TP; tăng cường đưa những giống bò mới cho năng suất cao vào sản xuất. Ông Vân cũng nhấn mạnh, bên cạnh việc hỗ trợ các hộ phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, Hà Nội cần có cơ chế hỗ trợ các DN kinh doanh sữa, bởi chỉ khi các DN hoạt động hiệu quả, người chăn nuôi mới được hưởng lợi và ngành sữa Hà Nội mới an toàn, bền vững.

“Sở Công Thương cần kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu sữa bột của các công ty trên địa bàn (đặc biệt là các sản phẩm bán ra có gắn nhãn mác là sữa tươi 100%). Điều này sẽ góp phần tạo niềm tin cho người tiêu dùng đối với sản phẩm sữa nội”. (Ông Tăng Xuân Lưu – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì)


Có thể bạn quan tâm

Trung Tâm Khuyến Nông Tỉnh Trình Diễn Hai Điểm Thú Y Cộng Đồng Trung Tâm Khuyến Nông Tỉnh Trình Diễn Hai Điểm Thú Y Cộng Đồng

Trung tâm Khuyến nông tỉnh vừa thành lập 2 điểm thú y cộng đồng thuộc “Dự án xây dựng mô hình áp dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo kết hợp với thú y cộng đồng” nhằm phát triển chăn nuôi lợn theo hướng VietGAP cấp nông hộ.

12/11/2014
Quỳnh Nghĩa (Nghệ An) Liên Kết Phát Triển Chăn Nuôi Hươu Quỳnh Nghĩa (Nghệ An) Liên Kết Phát Triển Chăn Nuôi Hươu

Tổng đàn hươu của huyện Quỳnh Lưu hiện có gần 13.000 con, trong đó xã Quỳnh Nghĩa là một trong những địa phương có số lượng hươu lớn nhất với hơn 1.500 con. Nhân dân trong xã chủ động trồng cỏ và các loại cây làm thức ăn tại chỗ cho hươu. Trung bình mỗi hộ ở Quỳnh Nghĩa có từ 2 – 3 con hươu.

09/11/2014
Xuất Khẩu Trái Cây Gặp Khó Xuất Khẩu Trái Cây Gặp Khó

Việc tiêu thụ sản phẩm trái cây đang là vấn đề thời sự ở Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Tiền Giang nói riêng. Thị trường tiêu thụ vẫn còn bấp bênh và phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống thương lái. Vì vậy, việc hình thành nên mạng lưới thu mua - bảo quản - chế biến để nâng cao chất lượng và giá trị kinh tế cây ăn trái đang là vấn đề cấp thiết.

12/11/2014
Nuôi Bò Sữa Giống Nuôi Bò Sữa Giống "Nội Địa"

Đạ Ròn (Đơn Dương - Lâm Đồng), một trong những địa phương phát triển mạnh về nghề nuôi bò sữa, hiện đang bước vào giai đoạn thịnh vượng, số đầu bò sữa ngày càng nhân rộng. Không chỉ nuôi bò cho sữa mà ở Đạ Ròn còn xuất hiện mô hình nuôi bò sữa để bán. Với cách làm ăn của những nông hộ này, số lượng bò sữa ngày càng được nhân rộng nhanh chóng, với giá cả vừa phải, chất lượng bò đảm bảo, giúp nhiều hộ đủ điều kiện mua một con bò mẹ vốn có giá rất cao.

09/11/2014
Cần Nhiều Giải Pháp Đồng Bộ Cho Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Cần Nhiều Giải Pháp Đồng Bộ Cho Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Bên cạnh những kết quả đáng khích lệ thì hành trình “giúp hàng chục triệu nông dân ĐBSCL vượt qua thách thức trở thành “doanh nhân nông nghiệp”, làm giàu bằng nghề nông” - như cách nói của ông Trần Hữu Hiệp, Vụ trưởng Vụ Kinh tế Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ vẫn còn nhiều gian nan. Vì vậy, sắp tới đây các tỉnh Tây Nam bộ cần có những sách lược phát triển thỏa đáng hơn, hợp tác, liên kết vùng để cùng nhau phát triển trong giai đoạn mới.

12/11/2014