Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tìm Chỗ Đứng Cho Cây Mãng Cầu Ta Trên Đất Bình Thuận

Tìm Chỗ Đứng Cho Cây Mãng Cầu Ta Trên Đất Bình Thuận
Ngày đăng: 29/05/2012

Thời điểm khoảng 10 năm trước đây, diện tích cây mãng cầu ta tại Bình Thuận lên đến hơn 1.200 ha. Nhưng vì nhiều nguyên nhân, nhất là do năng suất và chất lượng không như mong đợi nên người trồng chặt bỏ thay thế bằng cây trồng khác. Chính vì vậy mới đây, đơn vị chức năng ở địa phương đã tiến hành thực hiện đề tài ứng dụng khoa học công nghệ nhằm tìm lại “chỗ đứng” cho cây mãng cầu ta…

Hiện nay ngoài mãng cầu xiêm, thì giống mãng cầu ta được trồng rộng rãi ở nước ta cả ngoài Bắc lẫn trong Nam. Nhưng đạt hiệu quả hơn là khu vực miền Đông Nam bộ như Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu… và được xem là cây trồng cho thu nhập cao. Riêng tại Bình Thuận, mãng cầu ta được trồng nhiều trên vùng đất xám và đất đồi pha sỏi, đây là loại đất có hàm lượng kali thấp, phù hợp cho cây trồng này. Nơi tập trung trồng nhiều và cho chất lượng ngon có tiếng phải kể đến vùng đất khô hạn huyện Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, vùng ven TP. Phan Thiết… Ghi nhận trong năm 2003, diện tích cây mãng cầu ta tại Bình Thuận lên đến hơn 1.200 ha, góp phần cải thiện đời sống đáng kể cho nhiều hộ nông dân.

Tuy nhiên vài năm trở lại đây, cây mãng cầu ta tại địa phương có những biểu hiện ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất và chất lượng như: trái nhỏ, hạt nhiều, thịt chua, tuổi thọ cây ngắn… Điều đó khiến nhiều hộ trồng không còn mặn mà với mãng cầu ta nữa, dẫn đến diện tích sụt giảm nhanh chóng. Một trong những nguyên nhân được xác định là trong thời gian qua, giống cây có lợi thế của Bình Thuận không được chọn lọc khoa học, kỹ thuật canh tác cũng gặp hạn chế. Vì vậy việc sớm triển khai đề tài “Sưu tầm, bình tuyển giống và hoàn thiện quy trình canh tác cho cây mãng cầu ta tỉnh Bình Thuận” là hết sức cần thiết. Với tiềm năng thổ nhưỡng phù hợp và xu hướng tiêu dùng của thị trường, mãng cầu ta đang được kỳ vọng sẽ trở thành loại quả có sức cạnh tranh tại địa phương.

Kỹ sư công nghệ sinh học Phan Lộc Bảo Chiêu - chủ nhiệm đề tài cho biết: Trung tâm Thông tin & Ứng dụng tiến bộ KHCN (Sở KH - CN) đã thực hiện một số công việc. Trong đó có tiến hành điều tra hiện trạng sản xuất mãng cầu ta ở các xã thuộc 3 huyện Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình và Hàm Tân. Bên cạnh, công tác bình tuyển giống từ các vùng trồng tập trung cũng được thực hiện song song với việc xúc tiến chọn hộ tham gia đề tài này. Hiện đề tài cũng đang giai đoạn thực hiện các chuyên đề thí nghiệm nhằm hoàn thiện quy trình canh tác trên vùng đất Bình Thuận, chuẩn bị xây dựng vườn giống gốc. Theo kế hoạch, đề tài triển khai trong vòng 36 tháng, dự kiến đến cuối năm 2014 sẽ kết thúc và chuyển giao kết quả cho bà con nông dân có nhu cầu trồng mãng cầu ta…

Đề tài đang hướng đến mục tiêu hoàn thiện quy trình nhân giống cây mãng cầu ta với nhiều đặc điểm vượt trội để có “chỗ đứng” vững chắc trên đất Bình Thuận. Theo đó, một số chỉ tiêu cơ bản phải được đảm bảo khi tuyển chọn gồm: tuổi cây (4 - 6 năm), quả ít hạt (trung bình từ 5 - 25 hạt), năng suất và trọng lượng quả cao, thịt dai - ngon có vị đặc trưng… Đồng thời đề tài cũng nghiên cứu tìm ra biện pháp hữu hiệu phòng trừ rệp sáp và bọ cánh cứng phá hoại khi trồng trên diện tích đại trà. Có như thế cây mãng cầu ta mới tạo lòng tin cho nông dân địa phương, từng bước hình thành vùng chuyên canh để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm. Nhất là tại những vùng đất khô hạn, khó canh tác các loại cây ăn trái khác sẽ đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực, giúp phủ xanh diện tích ở nơi có khí hậu khắc nghiệt.

Có thể bạn quan tâm

Tỷ Phú Cao Su Xứ Thanh Tỷ Phú Cao Su Xứ Thanh

Với 17 ha cao su, 3 ha luồng, đàn gia súc, gia cầm hàng trăm con, tạo công ăn việc làm cho 15 - 20 lao động địa phương; trừ chi phí mỗi năm thu lãi hơn 1 tỷ đồng. Đó là mô hình kinh tế trang trại của chàng trai người dân tộc Mường - Quách Văn Tùng, SN 1983 tại thôn 10, xã Ngọc Liên, huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa).

04/11/2012
BRF-02-AQUAKIT Tại Quy Nhơn BRF-02-AQUAKIT Tại Quy Nhơn

Đầu tháng 3/2000, Phòng NN - PTNN Thành phố phối hợp với Tổng đại lý phân phối BRF-02 AQUAKIT đã tổ chức hội thảo với hơn 80 hộ nuôi tôm ở Quy Nhơn về các mô hình nuôi tôm thí điểm dùng chế phẩm BRF-02 AQUAKIT. Đa số những người tham dự hội thảo đều nhất trí cho rằng với chế phẩm BRF-02 AQUAKIT, nghề nuôi tôm ở Quy Nhơn đang có một triển vọng rất khả quan.

06/11/2012
Làm Giàu Từ Vùng Chiêm Trũng Làm Giàu Từ Vùng Chiêm Trũng

Trên khu đồng trũng, cấy lúa quanh năm mất mùa, gia đình anh Nguyễn Văn Trực và chị Vũ Thị Vụ, thôn 3, xã Vạn Thái, huyện Ứng Hòa (Hà Nội) đã mạnh dạn nhận xin dồn đổi ruộng làm trang trại. Đến nay, trang trại nuôi vịt, lợn kết hợp thả cá của gia đình anh Trực cho thu nhập 500 - 600 triệu đồng mỗi năm.

08/11/2012
Tôm Càng Xanh Đang Vào Thời Điểm Thu Hoạch Rộ Ở Đồng Tháp Tôm Càng Xanh Đang Vào Thời Điểm Thu Hoạch Rộ Ở Đồng Tháp

Mùa lũ năm nay, thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) có tổng diện tích thả nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa khoảng 170 ha, tập trung ở các xã: Tân Hội, Bình Thạnh và An Bình B. Trong đó, địa phương thả nuôi nhiều nhất là xã Bình Thạnh, với trên 100 ha. Thời điểm này, các hộ nuôi đang bước vào thu hoạch rộ.

09/11/2012
Nuôi Cá Lồng Trên Sông Cho Thu Nhập Cao Ở Quảng Trị Nuôi Cá Lồng Trên Sông Cho Thu Nhập Cao Ở Quảng Trị

Hải Tân là một xã thuộc vùng trũng của huyện Hải Lăng (Quảng Trị), người dân nơi đây chủ yếu sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp nên cuộc sống gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là những hộ dân sống bằng nghề chài lưới trên sông.

10/11/2012