Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tìm Chỗ Đứng Cho Cây Mãng Cầu Ta Trên Đất Bình Thuận

Tìm Chỗ Đứng Cho Cây Mãng Cầu Ta Trên Đất Bình Thuận
Ngày đăng: 29/05/2012

Thời điểm khoảng 10 năm trước đây, diện tích cây mãng cầu ta tại Bình Thuận lên đến hơn 1.200 ha. Nhưng vì nhiều nguyên nhân, nhất là do năng suất và chất lượng không như mong đợi nên người trồng chặt bỏ thay thế bằng cây trồng khác. Chính vì vậy mới đây, đơn vị chức năng ở địa phương đã tiến hành thực hiện đề tài ứng dụng khoa học công nghệ nhằm tìm lại “chỗ đứng” cho cây mãng cầu ta…

Hiện nay ngoài mãng cầu xiêm, thì giống mãng cầu ta được trồng rộng rãi ở nước ta cả ngoài Bắc lẫn trong Nam. Nhưng đạt hiệu quả hơn là khu vực miền Đông Nam bộ như Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu… và được xem là cây trồng cho thu nhập cao. Riêng tại Bình Thuận, mãng cầu ta được trồng nhiều trên vùng đất xám và đất đồi pha sỏi, đây là loại đất có hàm lượng kali thấp, phù hợp cho cây trồng này. Nơi tập trung trồng nhiều và cho chất lượng ngon có tiếng phải kể đến vùng đất khô hạn huyện Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, vùng ven TP. Phan Thiết… Ghi nhận trong năm 2003, diện tích cây mãng cầu ta tại Bình Thuận lên đến hơn 1.200 ha, góp phần cải thiện đời sống đáng kể cho nhiều hộ nông dân.

Tuy nhiên vài năm trở lại đây, cây mãng cầu ta tại địa phương có những biểu hiện ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất và chất lượng như: trái nhỏ, hạt nhiều, thịt chua, tuổi thọ cây ngắn… Điều đó khiến nhiều hộ trồng không còn mặn mà với mãng cầu ta nữa, dẫn đến diện tích sụt giảm nhanh chóng. Một trong những nguyên nhân được xác định là trong thời gian qua, giống cây có lợi thế của Bình Thuận không được chọn lọc khoa học, kỹ thuật canh tác cũng gặp hạn chế. Vì vậy việc sớm triển khai đề tài “Sưu tầm, bình tuyển giống và hoàn thiện quy trình canh tác cho cây mãng cầu ta tỉnh Bình Thuận” là hết sức cần thiết. Với tiềm năng thổ nhưỡng phù hợp và xu hướng tiêu dùng của thị trường, mãng cầu ta đang được kỳ vọng sẽ trở thành loại quả có sức cạnh tranh tại địa phương.

Kỹ sư công nghệ sinh học Phan Lộc Bảo Chiêu - chủ nhiệm đề tài cho biết: Trung tâm Thông tin & Ứng dụng tiến bộ KHCN (Sở KH - CN) đã thực hiện một số công việc. Trong đó có tiến hành điều tra hiện trạng sản xuất mãng cầu ta ở các xã thuộc 3 huyện Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình và Hàm Tân. Bên cạnh, công tác bình tuyển giống từ các vùng trồng tập trung cũng được thực hiện song song với việc xúc tiến chọn hộ tham gia đề tài này. Hiện đề tài cũng đang giai đoạn thực hiện các chuyên đề thí nghiệm nhằm hoàn thiện quy trình canh tác trên vùng đất Bình Thuận, chuẩn bị xây dựng vườn giống gốc. Theo kế hoạch, đề tài triển khai trong vòng 36 tháng, dự kiến đến cuối năm 2014 sẽ kết thúc và chuyển giao kết quả cho bà con nông dân có nhu cầu trồng mãng cầu ta…

Đề tài đang hướng đến mục tiêu hoàn thiện quy trình nhân giống cây mãng cầu ta với nhiều đặc điểm vượt trội để có “chỗ đứng” vững chắc trên đất Bình Thuận. Theo đó, một số chỉ tiêu cơ bản phải được đảm bảo khi tuyển chọn gồm: tuổi cây (4 - 6 năm), quả ít hạt (trung bình từ 5 - 25 hạt), năng suất và trọng lượng quả cao, thịt dai - ngon có vị đặc trưng… Đồng thời đề tài cũng nghiên cứu tìm ra biện pháp hữu hiệu phòng trừ rệp sáp và bọ cánh cứng phá hoại khi trồng trên diện tích đại trà. Có như thế cây mãng cầu ta mới tạo lòng tin cho nông dân địa phương, từng bước hình thành vùng chuyên canh để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm. Nhất là tại những vùng đất khô hạn, khó canh tác các loại cây ăn trái khác sẽ đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực, giúp phủ xanh diện tích ở nơi có khí hậu khắc nghiệt.

Có thể bạn quan tâm

Tăng Thêm 1 Triệu Con Gà Tăng Thêm 1 Triệu Con Gà

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn Đồng Nai, tổng đàn gà trên địa bàn tỉnh hiện nay trên 11,6 triệu con, tăng khoảng 1 triệu con so với cuối năm 2012. Trong đó, chăn nuôi theo hình thức trang trại chiếm hơn 88%, chăn nuôi nhỏ lẻ chỉ gần 12%. Các công ty chăn nuôi nước ngoài và liên doanh chiếm gần 2/3 tổng đàn gà của tỉnh.

05/11/2013
Phòng Chống Đói, Rét Cho Trâu, Bò Phòng Chống Đói, Rét Cho Trâu, Bò

Hàng năm, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch phòng chống đói, rét cho đàn trâu, bò; chỉ đạo các cơ quan liên quan, UBND các xã, thị trấn phối hợp với các hội đoàn thể và các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền, phổ biến kỹ thuật và kinh nghiệm phòng chống đói, rét, dịch bệnh cho trâu, bò đến tận người chăn nuôi. Thường xuyên cập nhật diễn biến thời tiết để người chăn nuôi chủ động hơn.

05/11/2013
Nhọc Nhằn Làm Nông Sản Sạch Nhọc Nhằn Làm Nông Sản Sạch

Họ đã từng háo hức làm bằng được nông sản sạch theo các quy trình GlobalGAP (chuẩn toàn cầu), VietGAP (chuẩn Việt Nam) để xin cấp giấy chứng nhận. Sau 1 năm chứng nhận hết hạn, tính toán lại số tiền bỏ ra làm GAP cao hơn nhiều so với tiền lời, nông dân lặng lẽ rút lui.

05/11/2013
Hướng Đến Phát Triển Hồ Tiêu Bền Vững Hướng Đến Phát Triển Hồ Tiêu Bền Vững

Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Gia Lai sâu bệnh hại hồ tiêu bùng phát khá mạnh, nhất là bệnh chết nhanh, chết chậm, gây thiệt hại lớn cho nông dân. Trong khi đó, do tiêu được giá khiến bà con ồ ạt mở rộng diện tích, càng làm cho dịch bệnh lây lan nhanh và khó kiểm soát. Để giúp nông dân khắc phục tình trạng này, Dự án Cạnh tranh Nông nghiệp tỉnh Gia Lai đã xây dựng và chuyển giao mô hình phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM trên cây hồ tiêu, bước đầu thu được kết quả khả quan.

05/11/2013
Giải Pháp Làm Sạch Môi Trường Giải Pháp Làm Sạch Môi Trường

Nhằm góp phần bảo vệ môi trường nông thôn và nâng cao nhận thức người dân, thời gian qua một số địa phương trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đã triển khai thực hiện nhiều điểm thu gom rác thải, vỏ chai, bao bì thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng. Tuy mới triển khai trong thời gian ngắn, nhưng mô hình này đã góp phần làm giảm lượng rác thuốc bảo vệ thực vật ngoài đồng ruộng.

05/11/2013