Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tiêu Hủy Sâu Đục Trái Bưởi Bằng Nước Vôi

Tiêu Hủy Sâu Đục Trái Bưởi Bằng Nước Vôi
Ngày đăng: 08/03/2014

Hiện tượng sâu đục trái bưởi đã làm đau đầu nhiều hộ nông dân trồng bưởi da xanh. Sâu tấn công gây hại làm cho trái rụng hàng loạt ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, sản lượng bưởi.

Để xử lý, nhà vườn sử dụng nhiều biện pháp bước đầu có hiệu quả như: đào hố chôn trái bưởi bị sâu đục, bỏ xuống mương nước, bỏ vào túi ni-lon phơi nắng.

Các giải pháp này tuy có hiệu quả nhưng không triệt để bởi khi đào hố chôn sẽ tốn công, sâu non có thể chui lên đất hóa nhộng; còn bỏ xuống mương thì một số sâu trôi vào bờ, cũng sẽ bò lên tìm đất hóa nhộng để tiếp tục hoàn thành dòng đời của mình; cho vào túi ni-lon phơi nắng thì một số sâu đã cắn túi ni-lon chui ra ngoài, và túi ni-lon sau khi sử dụng rất khó phân hủy, dễ gây ô nhiễm môi trường.

Để giải quyết bức xúc này, KS. Nguyễn Thị Nguyệt - Chi cục Bảo vệ thực vật Bến Tre đã có giải pháp hiệu quả với cách tiêu hủy sâu bằng nước vôi. Theo bà Nguyệt, sử dụng vôi bột, 4 thùng chứa nước, cách làm như sau: cho bưởi bị sâu vào nước vôi với 3 nồng độ khác nhau: 1/50, 1/80, 1/100 và đối chứng (nước lã). Mỗi nghiệm thức cho vào 6 trái bưởi bị sâu.

Bố trí thí nghiệm theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức, 3 lần lặp lại. Tiếp tục theo dõi tỷ lệ sâu chết theo từng giai đoạn 1, 2, 3 ngày sau khi xử lý. Kết quả cho thấy, đã khắc phục được nhược điểm của các phương pháp cũ, hiệu quả cao hơn. Nhà vườn có thể dùng một dụng cụ đựng nước như thùng nhựa, lu để cố định trong vườn rồi pha vôi vào nước với tỷ lệ 1kg vôi pha 100 lít nước và xử lý 100 trái bưởi.

Sau đó, thu gom những trái bưởi bị sâu hại trong vườn cho vào lu nước vôi đã pha sẵn. Khoảng 24 giờ sau, sâu trong trái bưởi tự động chui ra ngoài hoặc số còn lại trong trái cũng chết. Phần nước vôi sau khi không sử dụng sẽ tưới trong vườn để cung cấp canxi cho cây.

Giải pháp này có thể áp dụng cho tất cả các vườn cây có múi bị sâu đục trái gây hại. Cách này rất dễ làm, ít tốn kém và hiệu quả cao, khắc phục những hạn chế của các giải pháp trước đây; được nông dân đồng thuận cao và đã ứng dụng trong sản xuất từ tháng 5-2013.

Ngoài ra, vật liệu phế thải không làm ảnh hưởng môi trường và còn tận dụng bón lại cho cây, cung cấp chất canxi là một trong những nguyên tố trung lượng giúp cây phát triển. Đây là một giải pháp được tác giả trình bày trong hội thảo khoa học chuyên đề “Quản lý sâu đục trái trên cây có múi”, do Trường Đại học Cần Thơ tổ chức năm 2013 và được các nhà khoa học trong ngành đánh giá cao. Đây là giải pháp hoàn toàn mới lần đầu tiên thực hiện ở đồng bằng sông Cửu Long, mang lại hiệu quả cao, góp phần đáng kể trong quản lý sâu bệnh.


Có thể bạn quan tâm

Làm giàu từ… vịt trời Làm giàu từ… vịt trời

Đó là ông Trần Văn Tường (60 tuổi, ở thôn Vĩnh Thuận, xã Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh). Sau hơn 2 năm “dám nghĩ dám làm”, mạnh dạn đưa con vịt trời từ đất Bắc về nuôi thử nghiệm đã thành công, mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm…

03/07/2015
Mật ong Tiên Yên (Quảng Ninh) Mật ong Tiên Yên (Quảng Ninh)

Với hàng chục nghìn ha rừng và vườn cây ăn quả, là lợi thế rất lớn để nghề nuôi ong lấy mật ở huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) phát triển. Hiện sản phẩm mật ong Tiên Yên cũng như các sản phẩm mang tính đặc trưng của địa phương như: Bánh gật gù, khau nhục, bánh chả… được nhiều người tiêu dùng biết đến, là cơ sở để triển khai có kết quả chương trình “mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) của tỉnh.

03/07/2015
Hiệu quả mô hình nuôi gà lai ở Sóc Trăng Hiệu quả mô hình nuôi gà lai ở Sóc Trăng

Những năm gần đây, mô hình nuôi gà thả vườn đã đem lại nguồn thu cho nhiều hộ chăn nuôi; Tuy nhiên để đạt hiệu quả cao, việc chọn con giống tốt và cải tiến phương pháp chăn nuôi là rất quan trọng.

03/07/2015
Trại chăn nuôi heo giống hiện đại nhất Đông Nam Á Trại chăn nuôi heo giống hiện đại nhất Đông Nam Á

Đầu tư xây dựng 5 năm với tổng diện tích 99 ha, tuy chưa hoàn thiện nhưng trại chăn nuôi heo giống cấp 1 của Công ty TNHH chăn nuôi Lộc Phát 2 liên kết với Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam ở ấp 7, xã Lộc Hòa (Lộc Ninh - Bình Phước) xứng danh trại heo giống hiện đại và lớn nhất Đông Nam Á hiện nay…

03/07/2015
Trở lại bãi vàng nghêu Trở lại bãi vàng nghêu

Chót cùng mảnh đất cực Nam Tổ quốc có bãi cát ven biển (thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau), trải dài từ ấp Khai Long qua Rạch Thọ, Rạch Tàu Đông đến Kinh Đào Tây. Nơi đây xuất hiện nguồn nghêu giống tự nhiên gần chục năm qua, giúp người nghèo địa phương có thêm sinh kế và thu nhập nhờ nghề cào nghêu bán giống.

03/07/2015