Tiếp Tục Ngăn Chặn Hiệu Quả Gia Cầm Nhập Lậu

Từ đầu năm đến nay, tình trạng kinh doanh, vận chuyển gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép đã cơ bản được ngăn chặn, đẩy lùi. Đặc biệt, cơ quan chức năng đã liệt kê, giám sát được các đầu nậu, đường dây, đối tượng chuyên kinh doanh, vận chuyển gia cầm nhập lậu.
Chiều 19/10, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Trưởng Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về An toàn thực phẩm, có buổi làm việc với các bộ, ngành liên quan về tình hình kiểm soát nhập lậu gia cầm.
Đánh giá chung từ khi triển khai Đề án 2088 đến nay, với sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ qua 27 văn bản pháp luật, đã góp phần vào thành công của Đề án 2088. Dư luận xã hội và quần chúng nhân dân tin tưởng, đồng tình với chủ trương và biện pháp chỉ đạo điều hành của Chính phủ. Việc phát triển sản xuất chăn nuôi gia cầm tại nhiều địa phương như Yên Thế (Bắc Giang) đã góp phần quan trọng cho việc ngăn chặn, vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép, đồng thời cung ứng cho thị trường nội địa gia cầm, sản phẩm gia cầm đảm bảo an toàn thực phẩm.
Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật của các cấp chính quyền cơ sở, lực lượng chức năng trên địa bàn đối với nhân dân đã được thực hiện, tổ chức ký cam kết với nhân dân, nhất là cư dân khu vực biên giới không tham gia vận chuyển gia cầm.
Tuy nhiên, do lợi nhuận cao nên tình trạng vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép vẫn tiếp tục xảy ra ở một số địa phương, trong từng thời điểm còn diễn biến phức tạp, đặc biệt là trứng, con giống và gia cầm giết mổ sẵn.
Thời gian gần đây xuất hiện tình trạng các đầu nậu buôn gia cầm nhập lậu đã sử dụng phụ nữ, trẻ em, đối tượng nghiện hút tham gia vận chuyển gia cầm nhập lậu ở các khu vực biên giới. Bên cạnh đó, các đối tượng buôn bán gia cầm nhập lậu rất manh động, sẵn sàng chống trả người thi hành công vụ vì lợi nhuận rất cao, chỉ xếp sau ma túy.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao và biểu dương các lực lượng công an, biên phòng, quản lý thị trường, thú y và các cơ quan truyền thông đã tập trung triển khai hiệu quả Đề án 2088.
Phó Thủ tướng đã chỉ ra một số bài học như các cơ quan Trung ương cần phối hợp trong công tác chỉ đạo, các địa phương vào cuộc quyết liệt với trách nhiệm cao. Công tác truyền thông mạnh mẽ, thống nhất cao nên đã đạt hiệu quả, tạo ra hiệu ứng thông tin trong xã hội.
Phó Thủ tướng lưu ý, từ nay đến hết năm 2013, cần khẩn trương hoàn thiện thủ tục nhập khẩu lò đốt gia cầm lưu động để chuyển cho các địa phương sử dụng. Các phương tiện truyền thông tiếp tục đưa thông điệp cảnh báo để người dân có thông tin và nâng cao cảnh giác với gia cầm nhập lậu.
Một số địa bàn “nóng” như Lạng Sơn và Quảng Ninh không buông lỏng trong khâu kiểm soát tại vùng biên; tập trung quan tâm chỉ đạo ngăn chặn gia cầm nhập lậu, thu giữ, tạm giữ với thời gian tối đa các phương tiện tham gia vận chuyển gia cầm lậu trong thời gian cuối năm.
Nên cạnh đó, Bộ Y tế, Bộ NNPTNT phối hợp làm rõ chất lượng gà Hàn Quốc đang lưu thông trong thị trường để công bố rộng rãi.
Thủ tướng Chính phủ sẽ phê duyệt đề án truyền thông trong giai đoạn sắp tới với những yêu cầu mới đối với một số gia cầm, gia súc cần ngăn chặn nhập khẩu.
Qua 9 tháng triển khai thực hiện Đề án 2088, các lực lượng chức năng đã kiểm tra, xử lý 1.691 vụ, phạt hành chính 2 tỷ 830 triệu đồng, tịch thu 54 tấn gà lông, 200 tấn gà thịt, 2,8 triệu quả trứng, 9.729 kg phụ phẩm gia cầm (chân, cổ, cánh), 1,587.313 con gà giống, 8470 kg và 34.797 con vịt con… Đặc biệt TP. Hà Nội đã tịch thu 1 xe tải tham gia vận chuyển gia cầm nhập lậu, tỉnh Quảng Ninh đã tạm giữ 55 ô tô (trong đó có 7 container), 55 mô tô, xe máy, 2 xuồng cao tốc, 3 tàu vỏ gỗ, 5 đò sắt của các đối tượng sử dụng vận chuyển gia cầm nhập lậu trong thời gian tối đa, qua đó điều tra, làm rõ để xử lý theo quy định pháp luật.
Có thể bạn quan tâm

Trong vụ hè thu vừa qua, nông dân ở một số tỉnh, thành phố: Hải Dương, Hải Phòng và Ninh Bình trồng giống cà chua lai F1 Mongal do Công ty TNHH sản xuất và thương mại Xanh cung cấp, nhưng không đậu quả. Người dân đã phản ánh đến các cơ quan chức năng và kiến nghị doanh nghiệp đền bù thiệt hại, nhưng đến nay vẫn chưa nhận được một khoản tiền đền bù nào.

Từ khi cao su xuống giá, nhiều nông dân đã tìm cây trồng thay thế. Nhiều hộ bắt đầu trồng những cây có hướng kinh tế cao hơn, trong đó nổi lên là cây sưa đỏ. Những lời đồn thổi về giá trị của cây sưa đỏ trưởng thành đã khiến không ít nông dân ồ ạt chạy theo.

Sự kiện này đánh dấu quá trình đầu tư không ngừng của đại gia sữa này trong việc phát triển cơ sở hạ tầng đáp ứng chuẩn quốc tế cho hệ thống chuồng trại, xử lý nước thải, làm mát, ép phân tự động, thức ăn chăn nuôi cho bò sữa...

Tốt nghiệp Trung cấp Hàng Hải, sau 3 năm làm thủy thủ, Trần Bá Tuấn (27 tuổi) quyết định quay về quê hương xây dựng trang trại chăn, mang lại lợi nhuận 400-500 triệu đồng/năm.

Có thể thấy, trồng bắp thu trái non, có thời gian đầu tư ngắn, dễ chăm sóc và có thể trồng xen canh với các loại rau màu khác. Đặc biệt là kết hợp với chăn nuôi bò cho lợi nhuận kinh tế ổn định, rất phù hợp cho bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, giúp nông dân cải thiện đời sống nông thôn trên cùng diện tích đất.