Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tiếp Sức Cho Người Trồng Mía

Tiếp Sức Cho Người Trồng Mía
Ngày đăng: 01/07/2012

“Đầu tư phân bón cho nông dân trồng mía” là một trong những chương trình mới vừa được Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) thực hiện thí điểm tại vùng mía nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Bước đầu, người dân thấy được sự hiệu quả, thiết thực từ chương trình mang lại.

Nhằm phát triển vùng mía nguyên liệu bền vững và ổn định, đồng thời tạo mối liên kết chặt chẽ giữa “4 nhà” trong quá trình sản xuất mía, cũng như phát huy lợi thế cạnh tranh giữa cây mía với các loại cây trồng khác, Casuco đang xây dựng 2 cánh đồng mẫu mía tại xã Tân Tiến, TP.Vị Thanh, với diện tích 63 ha và tại xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp, với diện tích 23 ha. Để giúp bà con trồng mía trong cánh đồng mẫu giảm chi phí sản xuất và tăng nguồn lợi nhuận, Casuco triển khai thí điểm chương trình cho nông dân vay tiền (không lãi suất) để mua phân bón đầu tư cho cây mía. Trước mắt, công ty sẽ hỗ trợ cho 68 hộ dân là thành viên CLB trồng mía đạt năng suất 200 tấn/ha/năm và những gia đình có diện tích mía nằm trong cánh đồng mẫu. 

Theo đó, bà con sẽ được Casuco hỗ trợ 10 triệu đồng/ha và đứng ra liên hệ trực tiếp với đại lý vật tư nông nghiệp chịu trách nhiệm bán phân với giá ưu đãi cho nông dân, sau khi thu hoạch mía sẽ hoàn lại vốn cho Casuco. Người trồng mía rất hào hứng đón nhận chương trình này.

Bà Ngô Thị Chín Em, ở ấp Mỹ Hiệp 3, xã Tân Tiến không giấu được niềm vui khi vừa được Casuco hỗ trợ 10 triệu đồng để mua phân đầu tư cho 1 ha mía của gia đình. Bà Chín Em bộc bạch: “Phân bón là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định đến năng suất và chất lượng cây mía sau này. Nhưng không phải người trồng mía nào cũng có điều kiện đầu tư phân bón một cách đầy đủ, bởi nhiều lý do khác nhau. Vì vậy, khi nghe tin Casuco có chương trình cho bà con vay tiền không lãi suất để mua phân bón, tôi và nhiều người dân nơi đây cảm thấy vui mừng”. 

Mặc dù, bà Chín Em canh tác được 1 ha mía, nhưng số tiền kiếm được từ cây mía chỉ đủ trang trải cuộc sống hàng ngày. Do đó, bà thường mua phân “chịu” tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp vào đầu mỗi vụ sản xuất và trả tiền khi thu hoạch mía với giá cao. Ngoài ra, năm nào bán mía trễ và không có tiền trả đúng ngày hẹn thì một số cửa hàng còn kê thêm tiền lời. Vì vậy, thiếu tiền phân bón là một trong những ám ảnh lớn của bà Chín Em và nhiều nông dân trồng mía nơi đây.

Hộ ông Nguyễn Văn Thời, thành viên CLB 200, ở cùng ấp Mỹ Hiệp 3, xã Tân Tiến cũng vừa được nhận phân hỗ trợ từ chương trình. Ông Thời vui mừng cho biết: “Là thành viên CLB 200 nên tôi luôn được Casuco hỗ trợ về giống mía chất lượng, bao tiêu sản phẩm và thường xuyên hướng dẫn cách trồng mía đạt hiệu quả, cũng như chuyển giao nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất để làm sao cây mía bám trụ tốt trên vùng đất phèn. Riêng năm nay, Casuco có chương trình đầu tư phân bón cho người dân trồng mía thông qua việc cho vay tiền làm cho nhiều bà con cảm thấy phấn khởi. Vì không còn lo cảnh nợ nần mà quyết tâm chăm lo cho cây mía để đạt kết quả cao nhất”.

Theo tính toán của ông Thời, nếu được Casuco hỗ trợ tiền mua phân thì mỗi bao phân bà con tiết kiệm từ 60.000 - 100.000 đồng. Vì mua phân Urê thiếu chịu ở các đại lý bên ngoài sẽ có giá trên 600.000 đồng/bao, còn mua tiền mặt tại đại lý do công ty liên kết chỉ có giá 565.000 đồng/bao… Như vậy, 1 ha mía người dân sử dụng ít nhất 30 bao phân các loại trong một vụ sản xuất, sẽ giảm chi phí từ 2 - 3 triệu đồng/ha/vụ. Ông Thời cho biết thêm: “Đây là chương trình có ý nghĩa thiết thực, qua đây Casuco như chắp thêm đôi cánh cho những nông dân trồng mía có cuộc sống khó khăn có điều kiện vươn lên. Hy vọng rằng, chương trình sẽ tiếp tục phát triển và mở rộng hơn nữa, vì vẫn còn nhiều người cần sự quan tâm, chia sẻ”.

Phó Giám đốc khuyến nông Casuco Võ Quân Vũ cho rằng: Do đây là chương trình mới, nên trước mắt công ty chỉ hỗ trợ cho bà con tại 2 cánh đồng mẫu mía do Casuco đầu tư. Từ số tiền trên 500 triệu đồng trong đợt hỗ trợ lần này, Casuco hy vọng phần nào san sẻ nỗi khó khăn, vất vả mà người trồng mía phải gánh chịu trong thời gian qua. Sau khi tổng kết, nếu chương trình mang lại kết quả tích cực cho người dân và bà con thật sự có nhu cầu thì bộ phận khuyến nông Casuco sẽ có kế hoạch trình Ban giám đốc cho phép mở rộng quy mô và số lượng hộ tham gia trong những vụ tới…

Có thể bạn quan tâm

Vươn lên từ nghề chăn nuôi heo Vươn lên từ nghề chăn nuôi heo

Ra riêng với 2 công ruộng trồng lúa của cha mẹ cho vào năm 1990, cuộc sống gia đình mới Nguyễn Nghĩa Dũng (ấp Nam, xã Dưỡng Điềm, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) rất khó khăn. Với bản tính ham mê chăn nuôi nhưng lại không có vốn, vợ chồng anh Dũng đã phải xin và được cha mẹ đồng ý cho bán đồ cưới để mua một con heo nái về nuôi.

01/09/2015
Hiệu quả mô hình nuôi gà thả vườn an toàn sinh học Hiệu quả mô hình nuôi gà thả vườn an toàn sinh học

Nhằm khuyến khích bà con nông dân phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, ổn định và bền vững, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tuyên Quang phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Yên Sơn thực hiện mô hình nuôi gà thả vườn an toàn sinh học tại xã Mỹ Bằng (Yên Sơn). Đến nay bước đầu mô hình đã đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực.

01/09/2015
Phát triển chăn nuôi bò vỗ béo - Hướng đi mới cho người chăn nuôi Phát triển chăn nuôi bò vỗ béo - Hướng đi mới cho người chăn nuôi

Trong những năm qua, nông dân trên địa bàn huyện Phú Bình (Thái Nguyên) đã áp dụng tiến bộ khoa học vào chăn nuôi bò vỗ béo nhưng với phương thức đơn giản như nuôi từ lúc bò mẹ đẻ ra đến lúc thịt, một số khác thì mua bò, bê về nuôi chăn thả, tận dụng nguồn cỏ tự nhiên và phụ phẩm của ngành trồng trọt, có bổ sung thức ăn tinh nhưng với một phần nhỏ, chủ yếu là ngô, cám gạo cho nên chưa khai thác hết tiềm năng tăng trọng của bò khi đưa vào vỗ béo. Hơn nữa, thời gian nuôi còn kéo dài nên hiệu quả chưa cao.

01/09/2015
Khơi dậy tiềm năng kinh tế của đất giồng cát Khơi dậy tiềm năng kinh tế của đất giồng cát

Tiểu Cần (Trà Vinh) là huyện có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là cây lúa, với diện tích đất tự nhiên trên 22.000ha, trong đó đất nông nghiệp có hơn 19.000ha, riêng đất trồng lúa trên 13.400ha. Ngoài ra trên địa bàn còn có một số diện tích đất giồng cát tập trung ở các xã Hiếu Tử, Hiếu Trung, Phú Cần và Long Thới. Nhân dân sinh sống trên đất giồng cát theo tập quán lâu đời thường tr

01/09/2015
Cây trồng biến đổi gen cần sớm được triển khai trên diện rộng Cây trồng biến đổi gen cần sớm được triển khai trên diện rộng

Bà con nông dân đánh giá cao cây trồng biến đổi gen nhờ những đặc tính vượt trội do đó cần sớm được triển khai rộng rãi.

01/09/2015