Tiếp Sức Cho Ngư Dân Trong Vụ Cá Nam

Bước vào vụ cá nam năm nay (từ tháng 4 - 10/2014), cùng với chính sách hỗ trợ của Nhà nước, ngư dân trên địa bàn tỉnh đã chú trọng đầu tư phương tiện vươn khơi đánh bắt, hứa hẹn đem lại vụ mùa bội thu.
Thời tiết đang thuận lợi nên ngư dân trên địa bàn tỉnh đồng loạt vươn khơi. Để tiếp sức cho ngư dân trong vụ cá nam năm nay, thực hiện Quyết định 48/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa, đến quý IV.2013, ngành thủy sản đã tham mưu UBND tỉnh phê duyệt nhiều mức hỗ trợ. Cụ thể, đã có 105 hồ sơ được phê duyệt. Theo đó, vào đầu vụ cá nam này, sẽ có hơn 7 tỷ đồng được giải ngân hỗ trợ ngư dân.
Ông Nguyễn Văn Giỏi - Chi cục trưởng Chi cục Khai thác & bảo vệ nguồn lợi hải sản Quảng Nam cho biết: “Trước đây, mức hỗ trợ nhiên liệu đi và về của ngư dân chỉ giới hạn ở mức tối đa là 60 triệu đồng/chuyến biển đối với tàu từ 400CV trở lên (ngư dân chỉ được hỗ trợ tối đa là 4 chuyến biển/năm).
Từ vụ cá nam này, số tiền giải ngân sẽ lớn hơn rất nhiều khi ngư dân được hỗ trợ 75 triệu đồng/chuyến biển đối với tàu từ 400CV - 700CV. Còn tàu có công suất hơn 700CV sẽ được hỗ trợ 100 triệu đồng/chuyến biển. Đây sẽ là động lực lớn để ngư dân vươn khơi, sản xuất tại các vùng biển xa là Hoàng Sa và Trường Sa”.
Ông Ngô Tấn - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT kiêm Chủ tịch Hội Nghề cá Quảng Nam cho biết thêm, thời gian qua, việc thực hiện Quyết định 13/2012/QĐ-UBND của UBND tỉnh về sửa đổi với mức hỗ trợ 10% lãi suất vốn vay đã giúp cho ngư dân có thêm điều kiện để đóng mới và cải hoán nâng công suất tàu cá. Bởi vậy, đội tàu được phê duyệt hoạt động trên các vùng biển xa của ngư dân Quảng Nam không ngừng tăng lên.
Hiện tại, lãi suất vốn vay từ các ngân hàng đã giảm nên ngành thủy sản đang tham mưu UBND tỉnh hỗ trợ tối đa lãi suất vốn vay để ngư dân đầu tư đóng mới hoặc cải hoán nâng cấp tàu cá.
Hiện ngành thủy sản Quảng Nam đang khẩn trương tham mưu UBND tỉnh thực hiện tổ chức lại sản xuất trong khai thác hải sản cho phù hợp với từng nhóm nghề, từng ngư trường nhằm nâng cao hiệu quả và thu nhập của ngư dân. Đó là tiền đề để phát triển ngành công nghiệp khai thác hải sản hiệu quả, bền vững.
“Mục tiêu của Quảng Nam là rất rõ ràng. Trước hết là sắp xếp lại các loại tàu cá khai thác hải sản vùng biển ven bờ và vùng lộng theo quy hoạch. Tiếp đến là xây dựng, phát triển các mô hình liên kết, liên doanh để gắn kết các khâu trong quá trình sản xuất, từ khai thác đến bảo quản, chế biến cũng như tiêu thụ sản phẩm.
Địa phương cũng đang chú trọng việc tổ chức đồng quản lý nghề cá vùng biển ven bờ” - ông Tấn nói.Bước vào vụ cá nam năm nay (từ tháng 4 - 10/2014), cùng với chính sách hỗ trợ của Nhà nước, ngư dân trên địa bàn tỉnh đã chú trọng đầu tư phương tiện vươn khơi đánh bắt, hứa hẹn đem lại vụ mùa bội thu.
Thời tiết đang thuận lợi nên ngư dân trên địa bàn tỉnh đồng loạt vươn khơi. Để tiếp sức cho ngư dân trong vụ cá nam năm nay, thực hiện Quyết định 48/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa, đến quý IV.2013, ngành thủy sản đã tham mưu UBND tỉnh phê duyệt nhiều mức hỗ trợ. Cụ thể, đã có 105 hồ sơ được phê duyệt. Theo đó, vào đầu vụ cá nam này, sẽ có hơn 7 tỷ đồng được giải ngân hỗ trợ ngư dân.
Ông Nguyễn Văn Giỏi - Chi cục trưởng Chi cục Khai thác & bảo vệ nguồn lợi hải sản Quảng Nam cho biết: “Trước đây, mức hỗ trợ nhiên liệu đi và về của ngư dân chỉ giới hạn ở mức tối đa là 60 triệu đồng/chuyến biển đối với tàu từ 400CV trở lên (ngư dân chỉ được hỗ trợ tối đa là 4 chuyến biển/năm).
Từ vụ cá nam này, số tiền giải ngân sẽ lớn hơn rất nhiều khi ngư dân được hỗ trợ 75 triệu đồng/chuyến biển đối với tàu từ 400CV - 700CV. Còn tàu có công suất hơn 700CV sẽ được hỗ trợ 100 triệu đồng/chuyến biển. Đây sẽ là động lực lớn để ngư dân vươn khơi, sản xuất tại các vùng biển xa là Hoàng Sa và Trường Sa”.
Ông Ngô Tấn - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT kiêm Chủ tịch Hội Nghề cá Quảng Nam cho biết thêm, thời gian qua, việc thực hiện Quyết định 13/2012/QĐ-UBND của UBND tỉnh về sửa đổi với mức hỗ trợ 10% lãi suất vốn vay đã giúp cho ngư dân có thêm điều kiện để đóng mới và cải hoán nâng công suất tàu cá.
Bởi vậy, đội tàu được phê duyệt hoạt động trên các vùng biển xa của ngư dân Quảng Nam không ngừng tăng lên. Hiện tại, lãi suất vốn vay từ các ngân hàng đã giảm nên ngành thủy sản đang tham mưu UBND tỉnh hỗ trợ tối đa lãi suất vốn vay để ngư dân đầu tư đóng mới hoặc cải hoán nâng cấp tàu cá.
Hiện ngành thủy sản Quảng Nam đang khẩn trương tham mưu UBND tỉnh thực hiện tổ chức lại sản xuất trong khai thác hải sản cho phù hợp với từng nhóm nghề, từng ngư trường nhằm nâng cao hiệu quả và thu nhập của ngư dân. Đó là tiền đề để phát triển ngành công nghiệp khai thác hải sản hiệu quả, bền vững.
“Mục tiêu của Quảng Nam là rất rõ ràng. Trước hết là sắp xếp lại các loại tàu cá khai thác hải sản vùng biển ven bờ và vùng lộng theo quy hoạch. Tiếp đến là xây dựng, phát triển các mô hình liên kết, liên doanh để gắn kết các khâu trong quá trình sản xuất, từ khai thác đến bảo quản, chế biến cũng như tiêu thụ sản phẩm. Địa phương cũng đang chú trọng việc tổ chức đồng quản lý nghề cá vùng biển ven bờ” - ông Tấn nói.
Có thể bạn quan tâm

Theo Hiệp hội Thủy sản Việt Nam, tuần qua, giá tôm sú nguyên liệu cỡ 20 con/kg tại Cà Mau tăng thêm 5.000 đồng/kg so với tuần trước.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có khoảng hơn 300 điểm chăn thả ong mật, mỗi điểm có hơn 300 thùng chứa với hàng chục nghìn đàn ong trú ngụ và toả đi hút mật. Ông Lê Triển, Phó Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Hải Lăng cho biết, ở Hải Lăng có gần 50 điểm chăn thả ong mật với khoảng 3.000 đàn ong. Các chủ ong phần lớn ở các tỉnh phía Nam như: Đồng Nai, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Long An...

Nếu như vụ nghêu 2011 có hàng trăm hộ nuôi rơi vào cảnh lỗ nặng do dịch bệnh xảy ra trên diện rộng thì sang năm 2012 bà con ai cũng thở phào nhẹ nhỏm vì nghêu đang phát triển tốt. Hiện nghêu thương phẩm có giá bán khá cao, năng suất tăng hứa hẹn cho một vụ mùa bội thu.

Ấp Phú Đông Thượng, xã Bình Khánh Đông (Mỏ Cày Nam, Bến Tre) nằm cặp theo sông Vàm Cái Quao và sông Hàm Luông. Toàn ấp có khoảng 110ha đất tự nhiên, trong đó có 96ha đất sản xuất nông nghiệp. Ấp có 332 hộ, với 1.156 nhân khẩu, đa số sống bằng nghề nông, chủ yếu trồng cây dừa kết hợp chăn nuôi. Toàn ấp hiện có 25% hộ khá giàu, 60% hộ trung bình và hộ nghèo chiếm 12%. Đặc biệt, ấp có Tổ liên kết sản xuất và tiêu thụ tôm càng xanh trên diện tích 196ha mặt nước rất hiệu quả.

Ông Lê Văn Hoàng, ở ấp Phú Long A - xã Phú Khánh (Thạnh Phú - Bến Tre), có kinh nghiệm nuôi gà ta thả vườn gần 4 năm nay. Trước đây, với ý định nuôi gà ta nhỏ lẻ để bán cho bà con trong xóm nên ông chỉ nuôi trên 30 con. Thấy có hiệu quả kinh tế, ông bắt đầu tăng số gà nuôi.