Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tiếp Sức Cho Ngành Nghề Nông Thôn

Tiếp Sức Cho Ngành Nghề Nông Thôn
Ngày đăng: 12/02/2015

Ngành nghề nông thôn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn, nhất là với tỉnh ta trên 83% dân số sống bằng nghề nông. Càng ý nghĩa hơn khi cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở đang nỗ lực xây dựng nông thôn mới, đa dạng hóa ngành nghề để giải quyết việc làm, tăng thu nhập.

Thủy điện Sơn La tích nước, ruộng ngập hết nên gia đình tôi chuyển sang nghề đan cót, làm tăm giang kiếm thêm thu nhập, trang trải cuộc sống. Nếu làm việc tích cực, mỗi ngày cũng được 70.000 - 100.000 đồng/người. Để có nguyên liệu duy trì nghề, tổ hợp tác đã đề nghị với chính quyền địa phương nhận khoanh nuôi, trồng rừng để tạo vùng nguyên liệu về lâu dài.

Trong khi nhiều hộ dân tái định cư trên địa bàn TX. Mường Lay "bám" nghề đan cót, tăm giang để tăng thu nhập, thì chị em phụ nữ dân tộc Mông, thôn Tà Là Cáo, xã Sính Phình trên cao nguyên đá Tủa Chùa lại phát triển nghề thêu thổ cẩm truyền thống.

Nếu như trước đây, nghề thêu thổ cẩm chỉ đơn thuần phục vụ nhu cầu may mặc cho các thành viên trong gia đình thì nay với sự giúp đỡ của các tổ chức, nhiều sản phẩm thêu thổ cẩm, như: vòng tay, vòng cổ, túi đeo, dây đeo kính, dây đeo điện thoại, vỏ gối, ví... được làm ra từ đôi tay khéo léo không chỉ được bày bán ở các quầy hàng, hội chợ trong tỉnh mà còn vươn xuống tận thủ đô Hà Nội có mặt ở khá nhiều gian hàng phục vụ khách du lịch.

Nhờ có nghề mà thu nhập của chị em thôn Tà Là Cáo đạt từ 1 - 1,5 triệu đồng/ người/tháng, tăng thu nhập và góp phần xóa đói giảm nghèo.

Cơ hội cho ngành nghề nông thôn phát triển

Các ngành nghề nông thôn hoạt động khá đa dạng trên nhiều lĩnh vực: sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây tre đan; chế biến, bảo quản nông lâm thủy sản... đã góp phần tích cực tăng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương. Toàn tỉnh có khoảng 2.500 cơ sở sản xuất chế biến với tổng số lao động hơn 5.400 người.

Quy mô phát triển ngành nghề nông thôn khá đa dạng từ hộ gia đình đến những doanh nghiệp vừa và nhỏ; từ tổ hợp tác đến hợp tác xã... Tuy nhiên việc mở rộng quy mô sản xuất của các ngành nghề gặp khá nhiều khó khăn. Các ngành nghề gần như không có sự liên kết, quá trình tổ chức sản xuất còn phân tán, nhỏ lẻ, khép kín; trình độ quản lý, tay nghề lao động, trình độ chuyên môn kỹ thuật và năng lực quản lý của các chủ hộ, cơ sở ngành nghề nông thôn còn hạn chế.

Mặt khác, các ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh chủ yếu là chế biến, sản xuất thô nên khả năng tiếp cận thị trường còn hạn chế, chưa nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của khách hàng về mẫu mã, chất lượng. Cùng với đó là khó khăn về thiếu nguyên liệu, thiếu vốn, thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định... là nguyên nhân ảnh hưởng đến quy mô sản xuất của ngành nghề nông thôn.

Từng bước tháo gỡ những khó khăn để ngành nghề nông thôn phát triển, ngày 8/12/2014, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 947/QĐ - UBND về phê duyệt quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

Quan điểm của tỉnh là ưu tiên phát triển các ngành nghề truyền thống, đồng thời phát triển thêm ngành nghề mới, làng nghề mới, những ngành nghề sử dụng nhiều lao động và gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới. Trong đó, tập trung phát triển một số ngành nghề chính, như: Chế biến nông lâm sản, dệt may, mây tre đan, mộc, sửa chữa, cơ khí nhỏ, vận tải... Đặc biệt, các ngành nghề nông thôn được phát triển gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo từng thời kỳ của tỉnh và gắn với phát triển du lịch, bảo tồn và phát triển những di sản văn hóa truyền thống, bản sắc văn hóa các dân tộc.

Với mục tiêu đặt ra đến năm 2020, giá trị sản xuất của ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh đạt hơn 1.851 tỷ đồng (tăng gấp 2,91 lần so với năm 2010), góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp; giải quyết việc làm cho khoảng 36,5 nghìn lao động, nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình nông thôn.

Để đạt được mục tiêu đề ra, ngoài việc quy hoạch phát triển theo nhóm ngành, sản phẩm chủ yếu, tỉnh ban hành nhiều giải pháp về cơ chế chính sách khuyến khích hỗ trợ để các ngành nghề nông thôn phát triển; đặc biệt là chính sách vinh danh, công nhận làng nghề, nghệ nhân; áp dụng linh hoạt Nghị định số 210/2013/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Cùng với đó là đẩy mạnh chương trình xúc tiến thương mại, hỗ trợ xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm ngành nghề nông thôn để người dân yên tâm phát triển sản xuất.


Có thể bạn quan tâm

Sắn Được Giá Sắn Được Giá

Tuy nhiên, đi liền đó là mối lo về những hệ luỵ khi nông dân mở rộng diện tích sắn một cách ồ ạt trong thời gan tới. Nếu như niên vụ trước, giá sắn khô trên thị trường chỉ đạt 3.300-3.400đ/kg, thì niên vụ này giá sắn đã tăng lên 3.800 - 3.900đ/kg. Với giá này, trừ chi phí về cây giống, thuê người trồng và thu hoạch thì người dân cũng lãi khoảng 15 -17 triệu đồng/ha.

04/03/2015
Trăn Đột Biến Giá Cực Cao Trăn Đột Biến Giá Cực Cao

Gắn bó với việc nuôi động vật hoang dã nhiều năm nay, ông Thái Vinh Thai, chủ trang trại nuôi trăn, cá sấu ở thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn (An Giang), cho biết: “Trước đây trại tôi nuôi trên 1.000 con gồm cả trăn đất và trăn gấm mà rất hiếm khi có được trăn đột biến.

04/03/2015
Ra Mắt Cty CP XK Cao Su VRG Nhật Bản Ra Mắt Cty CP XK Cao Su VRG Nhật Bản

Phát biểu tại buổi lễ, ông Trần Tuấn Anh đánh giá cao sáng kiến, nỗ lực đi đúng hướng của VRG trong việc thành lập Cty VRG JAPAN và cho rằng việc ra đời của Cty không chỉ đa dạng hóa thị trường mà còn nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm XK cao su, góp phần vào việc tiêu thụ mủ cao su bền vững trong thời gian tới.

04/03/2015
Trúng Đậm Vụ Cá Trích Trúng Đậm Vụ Cá Trích

Anh Trần Văn Nam, thôn Diêm Hà Hạ, xã Gio Hải cho biết, thời tiết thuận lợi nên thuyền của anh ra khơi từ ngày mùng 2 tết. Tưởng chừng mẻ lưới đầu tiên chỉ để “lấy ngày”, không ngờ khi kéo lên đã bắt được hơn 2 tạ cá. So với đầu xuân năm 2014, cá trích năm nay vừa được mùa vừa được giá – anh Nam cho biết thêm.

04/03/2015
Tìm Biện Pháp “Giải Cứu” 100.000 Ha Lúa Đông Xuân Tìm Biện Pháp “Giải Cứu” 100.000 Ha Lúa Đông Xuân

Vì vậy, những diện tích gieo cấy trước thời vụ, trước thời điểm Lập xuân, trà xuân sớm, trà xuân trung, các giống lúa ngắn ngày có nguy cơ trỗ sớm và có thể gặp rét vào cuối vụ, gây ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng lúa. Ngoài ra, nguy cơ thiếu nước và tình hình sâu bệnh có khả năng diễn biến hết sức phức tạp.

04/03/2015