Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tiền Giang Phát Triển Mô Hình Cá + Lúa Trên Đất Ngập Lũ

Tiền Giang Phát Triển Mô Hình Cá + Lúa Trên Đất Ngập Lũ
Ngày đăng: 10/07/2012

Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất trên nền đất lúa, tạo ra cơ cấu sản xuất phù hợp, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho hộ nông dân, tỉnh Tiền Giang sẽ triển khai Dự án Phát triển mô hình cá + lúa trên nền đất ngập lũ.

Mô hình này do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia chọn tỉnh Tiền Giang triển khai. Thời gian thực hiện trong hai năm 2012 - 2013 với tổng kinh phí đầu tư 395 triệu đồng, 28 hộ nông dân tham gia trên diện tích 3 ha.

Trước mắt, trong năm đầu tiên của Dự án, tỉnh Tiền Giang chọn 5 hộ dân với quy mô sản xuất 1 ha tại xã đầu nguồn vùng lũ Mỹ Trung, Cái Bè để triển khai thí điểm, đúc kết kinh nghiệm nhân rộng.

Theo ông Mai Thành Lộc - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư tỉnh Tiền Giang, mục tiêu mô hình nhằm chuyển giao kỹ thuật luân vụ cá + lúa mới mẻ cho bà con vùng khó khăn, khuyến khích người dân đa dạng cơ cấu cây trồng vật nuôi, giảm rủi ro trong quá trình sản xuất bởi nguyên nhân độc canh cây lúa.

Các đối tượng nuôi thủy sản chính áp dụng trong mô hình cá + lúa gồm: Cá rô đồng, cá sặc rằn và cá mè vinh được nuôi bằng các thức ăn viên công nghiệp phù hợp, mật độ thả nuôi 10 con/m² mặt nước và năng suất trên 10 tấn/ha.

Để tăng sức lan tỏa của mô hình trong cộng đồng, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia coi trọng công tác tập huấn, chuyển giao kỹ thuật nuôi theo mô hình mới, kịp thời tổng kết, nhân rộng thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng... nhằm giúp nhân dân vùng ngập lũ tiếp cận và áp dụng thành công mô hình cá + lúa để ổn định cuộc sống theo hướng "chung sống với lũ".


Có thể bạn quan tâm

Tân Kỳ (Nghệ An) Hiệu Quả Từ Nuôi Trồng Thủy Sản Tân Kỳ (Nghệ An) Hiệu Quả Từ Nuôi Trồng Thủy Sản

Những năm qua, kết hợp với chính sách hỗ trợ của nhà nước, nông dân huyện Tân Kỳ (Nghệ An) đã chuyển đổi được nhiều diện tích đất nông nghiệp sang nuôi trồng thủy sản, tận dụng mặt nước hồ đập lớn để thả cá và nuôi cá lồng. Bởi vậy, hàng năm diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của Tân Kỳ tăng từ 40 - 50 ha, sản lượng đánh bắt cá năm sau cao hơn năm trước.

15/09/2014
Sóc Trăng Có Hơn 18.000 Ha Tôm Nước Lợ Bị Thiệt Hại Sóc Trăng Có Hơn 18.000 Ha Tôm Nước Lợ Bị Thiệt Hại

Theo báo cáo của UBND tỉnh Sóc Trăng, đến nay, tổng diện tích nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh có gần 60.000 ha, đạt gần 87% kế hoạch năm, trong đó, tôm nuôi nước lợ chiếm trên 42.000 ha. Tuy nhiên, diện tích nuôi tôm nước lợ thiệt hại vẫn còn ở mức cao, với hơn 18.000 ha, chiếm trên 42% diện tích thả nuôi, tăng hơn 12% so với vụ tôm năm 2013.

15/09/2014
Xuất Khẩu Cá Tra Phấn Đấu Đạt 2,3 Tỷ USD Xuất Khẩu Cá Tra Phấn Đấu Đạt 2,3 Tỷ USD

Cũng theo Quyết định này, diện tích mặt nước nuôi cá tra ở vùng ĐBSCL đến năm 2016 sẽ có tối đa là 5.400 ha và cho ra sản lượng từ 1,25 đến 1,3 triệu tấn cá tra nuôi. Ước tính, sản lượng này sẽ cho kim ngạch xuất khẩu vào khoảng từ 2 tỷ đến 2,3 tỷ USD.

15/09/2014
Tìm Giải Pháp Tối Ưu Khai Thác Và Xuất Khẩu Cá Ngừ Tìm Giải Pháp Tối Ưu Khai Thác Và Xuất Khẩu Cá Ngừ

Ngày 13/9, tại TP. Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên), Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát và Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên Đào Tấn Lộc đã chủ trì Hội nghị bàn giải pháp khai thác và xuất khẩu cá ngừ với sự tham gia của lãnh đạo Hiệp hội nghề cá, cá ngừ Việt Nam, ngư dân 3 tỉnh Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa…

15/09/2014
Trà Vinh Hiệu Quả Mô Hình Chăn Nuôi Heo Sử Dụng Đệm Lót Sinh Học Trà Vinh Hiệu Quả Mô Hình Chăn Nuôi Heo Sử Dụng Đệm Lót Sinh Học

Trung tâm hỗ trợ 50% chi phí giống cho hộ tham gia mô hình. Trong quá trình triển khai, cán bộ kỹ thuật trực tiếp tham gia làm đệm lót và hướng dẫn hộ chăn nuôi thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật và bảo dưỡng đệm lót theo đúng quy định.

15/09/2014