Tiền Giang Đạt Sản Lượng Thủy Sản Nuôi Trồng Và Khai Thác Đạt 190.951 Tấn

Theo UBND tỉnh Tiền Giang, tình hình nuôi trồng thủy sản trong tháng 9 tương đối ổn định, khai thác biển thuận lợi. Giá bán các loài thủy sản nuôi ổn định: giá cá điêu hồng thương phẩm tăng nhẹ, người nuôi có lãi nhưng giá cá tra tiếp tục ở mức thấp làm cho người nuôi gặp rất nhiều khó khăn.
Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh thả nuôi được 15.620 ha thủy sản các loại (tăng 7,5% so cùng kỳ), trong đó diện tích nuôi tôm là 2.370 ha (tăng 3,7%) do người nuôi đã chuyển nuôi từ tôm sú sang tôm thẻ do có thời gian sinh trưởng ngắn và ít dịch bệnh hơn.
Tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác đạt 190.951 tấn, tăng 3,4 % so với cùng kỳ, do thời tiết thuận lợi và hình thức nuôi thâm canh và nuôi lồng bè phát triển, riêng hình thức nuôi nhỏ lẻ trong hộ dân có xu hướng giảm.
Có thể bạn quan tâm

Không chỉ đứng số một thế giới về sản lượng và giá trị xuất khẩu,ngành điều Việt Nam có thể nói là ngành hiếm hoi xuất khẩu công nghệ ranước ngoài.

Trong bối cảnh Việt Nam và Australia cùng tham gia Hiệp định TTP, giao thương nông sản giữa 2 quốc gia sẽ tăng tốc mạnh trong những năm tới. Tuy nhiên, vấn đề an toàn thực phẩm đang là thách thức lớn đối với nông sản Việt sang thị trường này.

Câu chuyện hàng nông sản sạch đang trở thành vấn đề “nóng”. Độ nóng của nó từ các vụ phát hiện thịt heo thối, thịt heo trộn “chất siêu nạc”, trái cây “tẩm thuốc”... đến sự lo lắng của các đại biểu tại kỳ họp Quốc hội.

Thời gian gần đây, giá khoai lang tím Nhật tại Bình Tân (Vĩnh Long) tăng vùn vụt, gấp gần 4 lần so với hơn 1 tháng trước. Giá tăng, người dân bắt đầu quay lại trồng khoai nhưng vẫn phập phồng lo sợ vì có thể giá sẽ tiếp tục xuống thấp như trước đây.

Mới đây, các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm thấy một gen cực quý có trong lúa ma mà họ lấy mẫu ADN tại tỉnh Tiền Giang và TP Cần Thơ từ 2-3 năm trước.