Tiền Giang đạt năng suất lúa xuân hè cao nhất trong 5 năm qua

Đặc biệt ở huyện Cái Bè, Cai Lậy năng suất lúa đạt trên 8 tấn/ha, cao nhất trong 5 năm gần đây. Không chỉ năng suất cao mà giá lúa xuân hè ở Tiền Giang ở mức cao.
Hiện nay, nông dân tỉnh Tiền Giang đã thu hoạch trên 40 ngàn ha lúa xuân hè. Diện tích lúa vụ này gieo sạ chủ yếu ở các huyện, thị phía Tây của tỉnh gồm: Cái Bè, Cây Lậy, Thị xã Cai Lậy Châu Thành và Tân Phước.
Tại thời điểm này, lúa thường mới thu hoạch còn tươi nông dân bán được giá từ 42.00 đồng- 4.300 đồnng/kg, lúa chất lượng cao nông dân bán tại ruộng trên 5.000 đồng/kg. Với mức giá này, sau một vụ nông dân thu lãi trên 20 triệu đồng/ha. Theo nông dân gần đây năng suất lúa đạt rất cao là do thời tiết thuận lợi, đồng thời nhà nông áp dụng thành công tác biện pháp canh tác do ngành chuyên môn hỗ trợ nhất là ứng dụng công nghệ sinh thái trên đồng ruộng rất hiệu quả.
Ông Lê văn Nhớ, nông dân huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang cho biết, thời gian qua chương trình công nghệ sinh thái đạt hiệu quả cao, giảm được chi phí thuốc trừ sâu do giữ được côn trùng có ích. Theo ông, chương trình xây dựng nông thôn mới cần thúc đẩy ứng dụng công nghệ sinh thái trên đồng ruộng để nâng cao thu nhập cho nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Từ thị trấn Prao (huyện Đông Giang, Quảng Nam) dọc theo đường Hồ Chí Minh qua các xã Avương, Bhalêê, Atiêng, Lăng... đã thấy mây được tập kết trước nhà của người dân trong các bản làng...

Đây là số tiền mua bò được trích từ nguồn quyên góp ủng hộ của cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng Nghệ An để giúp đỡ các xã nghèo biên giới phát triển kinh tế.

Tại huyện Châu Thành (An Giang), giá bán bắp cải tại ruộng chỉ còn khoảng 1.000 đồng/kg. Nhiều người không bán được đã đem đổ xuống sông hoặc cho bò ăn.

Mỗi khi mùa thu hoạch lúa đến, các cánh đồng phủ một màu vàng ươm thì người ta thường nghĩ ngay đến hình ảnh “một nắng, hai sương” của người nông dân. Ít ai biết đóng góp cho thành quả ấy là công của những người phun thuốc thuê. Họ đã phải đổi sức khỏe để lấy thu nhập.

Liên tục mấy năm qua, nông dân nuôi cá tra và tôm sú ở ĐBSCL gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh và giá cả bấp bênh khiến người nuôi thua lỗ, treo ao. Nhưng từ đầu năm 2014 đến nay, hai mặt hàng thủy sản chủ lực này luôn hút hàng, giá tăng mạnh, nguồn cung không đủ.