Tiền Giang Công Bố Hết Dịch Cúm A/H5N1 Trên Chim Cút

Ngày 21-8, Chi cục Thú y tỉnh Tiền Giang cho biết, UBND tỉnh Tiền Giang đã ban hành Quyết định số 2015/QĐ-UBND, công bố hết dịch cúm A/H5N1 trên chim cút tại 2 xã Phú Kiết và xã Hòa Tịnh, huyện Chợ Gạo.
Trong thời gian tới, để ngăn chặn dịch có khả năng tái phát, đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi, bảo vệ sức khỏe con người và môi trường sinh thái, UBND tỉnh Tiền Giang yêu cầu các sở, ban ngành và huyện Chợ Gạo tăng cường quản lý chặt chẽ các hộ chăn nuôi gia cầm, chim cút; cơ sở kinh doanh gia cầm, chim cút giống; các chợ có kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm.
Đồng thời tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân tại 2 xã có dịch và các xã bị dịch uy hiếp thực hiện biện pháp vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại chăn nuôi, cơ sở giết mổ, mua bán gia cầm, chim cút và sản phẩm gia cầm, chim cút tối thiểu 1 lần/tuần cho đến hết tháng 9-2013. UBND tỉnh cũng yêu cầu các ngành chức năng thực hiện nghiêm công tác kiểm dịch động vật, vận chuyển gia cầm và sản phẩm gia cầm, chim cút ra vào địa bàn huyện Chợ Gạo.
Trong đợt dịch cúm gia cầm lần đầu tiên xảy ra trên đàn chim cút vừa qua, ngành thú y tỉnh đã tiêu hủy gần 31.200 con và 6.800 trứng chim cút dương tính với cúm A/H5N1, tại 2 xã Hòa Tịnh và Phú Kiết. Đồng thời, tỉnh tiến hành tiêm phòng bổ sung trên 1 triệu liều vắc xin cúm gia cầm cho các đàn gà và vịt thuộc các xã trong vùng dịch và vùng nguy cơ cao, đạt tỷ lệ 90% trên tổng đàn; cấp phát miễn phí 85 lít thuốc sát trùng cho 670 hộ chăn nuôi thực hiện tiêu độc sát trùng chuồng trại và môi trường chăn nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, việc Trung Quốc (TQ) bất ngờ phá giá đồng nhân dân tệ (NDT) chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn đến việc xuất khẩu nông sản nước ta trong thời gian tới, nhất là các mặt hàng có khối lượng và kim ngạch xuất khẩu lớn như gạo, cao su, sắn, hạt điều...

Ngày 14.8, trao đổi với NTNN, ông Nguyễn Đức Thanh - Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) cho biết, “chúng tôi đang đau đầu về thị trường TQ”. “Xuất khẩu hạt điều sang TQ “cơn ông chưa qua, cơn bà bà đã lại”.

Tỉnh Quảng Nam vừa trình Thủ tướng Chính phủ đề án Bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh (sâm Việt Nam) tỉnh Quảng Nam đến năm 2030.

Nhãn chín muộn có độ xuống nước chậm, có thể để được quả trên cây cả tháng mà chất lượng vẫn ngon, không bị mất vị, nên không phải dùng thuốc hãm.

Theo Sở NNPTNT Đăk Lăk, mùa mưa năm nay, đồng bào các dân tộc ở tỉnh này có kế hoạch trồng mới gần 1.000ha cây ăn quả mà thị trường ưa chuộng theo hướng sản xuất hàng hóa, chủ yếu là bơ sáp, sầu riêng, chôm chôm, nhãn lồng, vải, xoài, ổi không hạt, cam sành, quýt đường.