Tiền Giang Công Bố Hết Dịch Cúm A/H5N1 Trên Chim Cút

Ngày 21-8, Chi cục Thú y tỉnh Tiền Giang cho biết, UBND tỉnh Tiền Giang đã ban hành Quyết định số 2015/QĐ-UBND, công bố hết dịch cúm A/H5N1 trên chim cút tại 2 xã Phú Kiết và xã Hòa Tịnh, huyện Chợ Gạo.
Trong thời gian tới, để ngăn chặn dịch có khả năng tái phát, đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi, bảo vệ sức khỏe con người và môi trường sinh thái, UBND tỉnh Tiền Giang yêu cầu các sở, ban ngành và huyện Chợ Gạo tăng cường quản lý chặt chẽ các hộ chăn nuôi gia cầm, chim cút; cơ sở kinh doanh gia cầm, chim cút giống; các chợ có kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm.
Đồng thời tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân tại 2 xã có dịch và các xã bị dịch uy hiếp thực hiện biện pháp vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại chăn nuôi, cơ sở giết mổ, mua bán gia cầm, chim cút và sản phẩm gia cầm, chim cút tối thiểu 1 lần/tuần cho đến hết tháng 9-2013. UBND tỉnh cũng yêu cầu các ngành chức năng thực hiện nghiêm công tác kiểm dịch động vật, vận chuyển gia cầm và sản phẩm gia cầm, chim cút ra vào địa bàn huyện Chợ Gạo.
Trong đợt dịch cúm gia cầm lần đầu tiên xảy ra trên đàn chim cút vừa qua, ngành thú y tỉnh đã tiêu hủy gần 31.200 con và 6.800 trứng chim cút dương tính với cúm A/H5N1, tại 2 xã Hòa Tịnh và Phú Kiết. Đồng thời, tỉnh tiến hành tiêm phòng bổ sung trên 1 triệu liều vắc xin cúm gia cầm cho các đàn gà và vịt thuộc các xã trong vùng dịch và vùng nguy cơ cao, đạt tỷ lệ 90% trên tổng đàn; cấp phát miễn phí 85 lít thuốc sát trùng cho 670 hộ chăn nuôi thực hiện tiêu độc sát trùng chuồng trại và môi trường chăn nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Trên lĩnh vực xây dựng Đảng, cấp ủy các cấp từ tỉnh đến cơ sở đã tập trung năng lực lãnh đạo toàn diện các mặt công tác xây dựng đảng, xây dựng hệ thống chính trị, tạo nhiều chuyển biến tích cực. Năng lực của tổ chức Đảng, hiệu lực quản lý, điều hành của chính quyền các cấp đạt nhiều kết quả quan trọng. Triển khai khắc phục hiệu quả những khuyết điểm, hạn chế sau kiểm điểm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI); thực hiện tốt chuyên đề năm 2014 về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh…

Du nhập vào Việt Nam từ năm 2000, mắc ca được mệnh danh là “nữ hoàng của các loại hạt”, hứa hẹn mang lại giá trị kinh tế cao cho người trồng. Nhân hạt mắc ca hiện được dùng phổ biến trong chế biến bơ, làm bánh kẹo, kem, vỏ được dùng làm chất đốt, phân bón, dầu chiết xuất từ nhân hạt được dùng trong nhiều vùng công nghiệp.

Sau một thời gian triển khai sản xuất, vào tháng 6/2014 Công ty Cổ phần thương mại Đầu tư và phát triển công nghệ quốc tế (IDT) mới chính thức giới thiệu ra thị trường 4 sản phẩm nhân mắc ca cao cấp. Tuy nhiên, IDT cũng chỉ là một trong số ít doanh nghiệp đầu tiên dám đầu tư công nghệ để phát triển sản phẩm chế biến từ mắc ca - vốn là nguyên liệu có giá thành đắt trên thế giới ở thời điểm này.

Lũy kế diện tích thả nuôi cá tra từ đầu năm 2014 tính đến ngày 5/1/2015 là 2.016,64 ha, đạt 93,80% kế hoạch năm. Đã thu hoạch được 1.091,52 ha với tổng sản lượng là 368.582 tấn. Tổng số lượng cá giống thả 650,18 triệu con, lượng giống sản xuất là 1.197,58 triệu con. Diện tích đang nuôi là 925,12 ha, diện tích treo ao là 154,38 ha.

Rừng ngập mặn Cà Mau chiếm ½ tổng diện tích rừng ngập mặn Việt Nam, đồng thời Cà Mau cũng là tỉnh chiếm ½ tổng diện tích nuôi và ¼ tổng sản lượng tôm của cả nước. Tuy vậy, nuôi tôm cũng là một trong các nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm diện tích rừng ngập mặn ở Việt Nam nói chung và Cà Mau nói riêng.