Tiến Độ Thả Tôm Giống Khá Chậm Do Lo Ngại Dịch Bệnh Bùng Phát Ở Bình Định

Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản thuộc Sở NN-PTNT Bình Định, vụ nuôi tôm năm nay, do lo ngại dịch bệnh bùng phát và thiếu vốn đầu tư sản xuất nên người dân các địa phương trong tỉnh Bình Định thả nuôi tôm giống khá chậm. Đến nay, toàn tỉnh mới chỉ thả nuôi được 1.750/2.243 ha, chiếm 78% diện tích nuôi tôm hiện có (bằng 82,8% so với diện tích thả tôm cùng kỳ năm trước). Trong đó, 380 ha thả tôm thẻ chân trắng nuôi thâm canh, bán thâm canh; nuôi quảng canh cải tiến xen với các đối tượng thủy sản khác 1.370 ha.
Cũng theo thống kê, diện tích tôm nuôi bị dịch bệnh là 30 ha, xảy ra trên đối tượng tôm thẻ chân trắng nuôi theo phương thức thâm canh, bán thâm canh. Trong đó, bệnh do vi-rút đốm trắng 12 ha, bệnh do môi trường 18 ha, tập trung tại xã Cát Hải (Phù Cát) 15 ha và xã Phước Thuận (Tuy Phước).
Có thể bạn quan tâm

Ông Phạm Văn Chung, Phó trưởng Phòng Kinh tế huyện Hoài Nhơn, cho biết: Vụ sản xuất Đông Xuân 2015-2016, Hoài Nhơn có kế hoạch xây dựng 60 cánh đồng lớn (CĐL).

Giảm công lao động, rút ngắn thời gian sản xuất, tăng năng suất, tăng chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập, tiêu thụ dễ dàng là những ưu điểm của phương thức sản xuất muối trải bạt được diêm dân trong tỉnh ứng dụng gần đây.

Không chỉ sản phẩm từ các thương hiệu lớn của Nhật và các nước châu Âu vốn đã khẳng định vị thế, mà các tên tuổi đến từ các nước ASEAN cũng đang “đổ bộ” mạnh mẽ vào thị trường Việt.

Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã ưu tiên chọn ba giống lúa gồm Jasmine, lúa thơm và nếp đặc sản để xây dựng thương hiệu.

Tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi vẫn diễn ra tràn lan do các biện pháp chế tài chưa đủ nghiêm, thậm chí ít nhiều còn dung dưỡng cho các hành vi phạm pháp, theo thông tin từ một cuộc gặp gỡ báo chí ở Đồng Nai ngày 22-10.