Tiến Độ Thả Tôm Giống Khá Chậm Do Lo Ngại Dịch Bệnh Bùng Phát Ở Bình Định

Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản thuộc Sở NN-PTNT Bình Định, vụ nuôi tôm năm nay, do lo ngại dịch bệnh bùng phát và thiếu vốn đầu tư sản xuất nên người dân các địa phương trong tỉnh Bình Định thả nuôi tôm giống khá chậm. Đến nay, toàn tỉnh mới chỉ thả nuôi được 1.750/2.243 ha, chiếm 78% diện tích nuôi tôm hiện có (bằng 82,8% so với diện tích thả tôm cùng kỳ năm trước). Trong đó, 380 ha thả tôm thẻ chân trắng nuôi thâm canh, bán thâm canh; nuôi quảng canh cải tiến xen với các đối tượng thủy sản khác 1.370 ha.
Cũng theo thống kê, diện tích tôm nuôi bị dịch bệnh là 30 ha, xảy ra trên đối tượng tôm thẻ chân trắng nuôi theo phương thức thâm canh, bán thâm canh. Trong đó, bệnh do vi-rút đốm trắng 12 ha, bệnh do môi trường 18 ha, tập trung tại xã Cát Hải (Phù Cát) 15 ha và xã Phước Thuận (Tuy Phước).
Có thể bạn quan tâm

Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Long Mỹ (Hậu Giang) phối hợp với Công ty Cổ phần Giống cây trồng miền Nam vừa tổ chức giới thiệu giống bắp mới MX10 super cho trên 50 nông dân trên địa bàn huyện.

Nhằm hạn chế tình trạng thương lái ép giá người dân, Trung tâm đã tạm ứng vốn cho các cửa hàng thương mại các xã để thu mua mì và các nông sản khác của bà con nhưng chỉ được khoảng 20% sản lượng vì nguồn vốn hạn hẹp.

Năm 2012, UBND tỉnh Vĩnh Long đồng ý cho Viện Lúa ĐBSCL nghiên cứu chọn lọc 1- 2 giống khoai mới có năng suất và phẩm chất tốt phù hợp sản xuất tại địa phương.

Trong những năm gần đây, năng suất lúa toàn tỉnh gần như đã kịch trần về năng suất cả ở vụ xuân và vụ mùa, do đó việc chuyển đổi cơ cấu giống là một trong những giải pháp để giúp bà con nông dân nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích đất canh tác.

Các loại hoa quả sẽ được trồng thêm gồm bưởi Năm Roi, bưởi da xanh; cam sành; xoài cát Hòa Lộc; sầu riêng cơm vàng hạt lép Chín Hóa, Ri 6; măng cụt; thanh long và vú sữa Lò Rèn.