Tiêm Phòng Dịch Bệnh Được Đẩy Mạnh

Đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh không có hiện tượng bệnh phát sinh thành dịch trên đàn gia súc, gia cầm do bà con nông dân đã chủ động tiêm phòng các loại bệnh dễ bị lây nhiễm cho gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó, ngành chuyên môn còn thường xuyên tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, tiêu thụ gia súc, gia cầm...
Trong những tháng đầu năm, cơ quan chức năng đã tổ chức tiêm phòng các loại bệnh đợt II cho đàn heo, trâu, bò. Trong đó, tiêm phòng bệnh tụ huyết trùng cho heo, trâu, bò là trên 66.000 con; tiêm lở mồm long móng cho đàn heo, trâu, bò là 13.000 con. Đối với bệnh tai xanh, đã tiêm cho 16.000 con heo; tiêm dịch tả cho đàn heo 62.000 con. Riêng tiêm phòng cúm gia cầm đợt II cho vịt, gà là 3,2 triệu con.
Ngoài ra, ngành chức năng cũng đã thực hiện tốt khâu cấp sổ quản lý đối với các đàn vịt chạy đồng nhằm kiểm soát dịch bệnh. Tính từ đầu năm đến nay, ngành chức năng đã cấp được gần 2.200 sổ.
Có thể bạn quan tâm

Ngành chăn nuôi đang phụ thuộc rất lớn vào nguyên liệu nhập khẩu để chế biến thức ăn. Bên cạnh đó, giá xăng dầu tăng cước vận tải tăng theo cũng làm cho người chăn nuôi chịu nhiều áp lực do giá đầu vào cao.

Mùa lấy mật chính vụ của người nuôi ong trên các cánh rừng Gia Lai nói riêng, Tây Nguyên nói chung đang khép lại. Có người trúng đậm, có người buồn xo trước một năm thất bát…

Chăn nuôi bò thâm canh đang là hướng đi đầy triển vọng được nhiều địa phương trong tỉnh tập trung phát triển. Ở huyện Cam Lộ (Quảng Trị), những năm qua việc phát triển đàn bò lai theo hướng thâm canh được địa phương quan tâm triển khai và đến nay đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Theo kết quả điều tra tại thời điểm 1/4/2015, tổng đàn heo trên địa bàn tỉnh Bình Thuận có trên 254 ngàn con, tăng 3,26% so cùng thời điểm năm 2014. Đàn heo tăng chủ yếu ở Hàm Tân và Đức Linh, đây là 2 địa phương có quy mô nuôi khá lớn, chủ yếu là loại hình chăn nuôi trang trại và gia trại (Đức Linh tăng 13,3% và Hàm Tân tăng 11,03%).