Tiềm năng xuất khẩu quả vải vào thị trường khó tính Australia

Đây thật sự là một tin mừng đối với ngành nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, thực tế không chỉ có màu hồng, Việt Nam cần phải hoàn thiện rất nhiều để có thể tận dụng cơ hội vàng này.
Ngày 17/4, Bộ Nông nghiệp Australia đã có thư chính thức gửi Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam với nội dung cho phép nhập khẩu trái vải Việt Nam vào thị trường Australia.
Tuy thời gian cấp phép ngay sát với thời điểm thu hoạch, nhưng với sự nỗ lực của các doanh nghiệp và các cơ quan chức năng, những chuyến hàng thử nghiệm đầu tiên đã vượt qua các khâu kiểm dịch khắt khe và có mặt tại các chợ đầu mối ở Xứ Kangaroo.
Theo một cuộc khảo sát gần đây, chỉ có 11,2% trong số 23 triệu dân Australia ăn vải. Do vậy, cơ hội thị trường vẫn có thể được mở rộng. Tuy nhiên, vải lại là loại trái cây rất mau hỏng, nên muốn đẩy mạnh xuất khẩu thì ngoài việc phải đáp ứng các yêu cầu khắt khe của Bộ Nông nghiệp Australia, các nhà quản lý Việt Nam còn nhiều việc phải làm.
Bà Nguyễn Hoàng Thúy, Trưởng đại diện Thương vụ Việt Nam tại Australia, cho biết hiện tồn tại một bất cập là vùng trồng vải xuất khẩu chủ yếu nằm ở Bắc Giang và Hải Dương, trong khi cơ sở đóng gói và cơ sở chiếu xạ đủ tiêu chuẩn được cấp phép lại nằm ở khu vực phía Nam. Điều này làm cho việc vận chuyển trái vải qua nhiều công đoạn gây hao hụt chất lượng và gia tăng chi phí.
Chưa kể đến việc hiện nay mới chỉ có một vài cơ sở đóng gói và chiếu xạ dẫn đến việc ít nhiều độc quyền về giá, do vậy trái vải khi xuất sang đến Australia thì chi phí đã đội lên 11-12 AUD/kg, rất khó cạnh tranh với các loại hoa quả khác.
Để xuất khẩu trái vải sang Australia, các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý tuân thủ các quy định về vệ sinh kiểm dịch của nước sở tại, đặc biệt là dư lượng thuốc trừ sâu, bởi nếu như phát hiện trái vải Việt Nam vẫn còn dư lượng thuốc trừ sâu, toàn bộ lô hàng sẽ bị tiêu hủy ngay tại cửa khẩu ở Australia. Không chỉ thế, uy tín của doanh nghiệp sẽ giảm sút, các lô hàng vải sau sẽ càng bị kiểm tra ngặt nghèo hơn
Tuy nhiên, nếu đáp ứng được các tiêu chuẩn của thị trường Australia, trái vải Việt Nam sẽ có được chỗ đứng vững chắc ở đây.
Anh Hoàng Vi Cao, quản lý doanh nghiệp thuộc Công ty TCT Export đóng tại Sydney, cho rằng Australia không hoàn toàn là thị trường khó tính. Để tận dụng cơ hội tăng xuất khẩu vải, cần có sự phối hợp đồng bộ, khoa học giữa các nhà vườn với nhau cũng như với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Đặc biệt cần đầu tư kho lạnh, xe container lạnh sau quá trình thu hoạch và vận chuyển để đảm bảo chất lượng quả vải. Và nếu như trái vải được hỗ trợ chi phí vận chuyển thì đặc sản này của Việt Nam còn tiếp tục đến được nhiều thị trường nước ngoài hơn.
Có thể bạn quan tâm

Gần 100 gian hàng thương nghiệp phục vụ nhu cầu thiết yếu trong sản xuất và đời sống của nông dân đã được quy tụ tại chợ phiên nông sản, phiên chợ hàng Việt và ngày hội văn hoá, thể thao nông dân Củ Chi lần thứ VII năm 2014.

Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), xác định phát triển sản xuất là một tiêu chí quan trọng, nên trong gần 4 năm qua ngành khuyến nông đã tiến hành xây dựng được trên 9.000 mô hình sản xuất có hiệu quả.

Gạt những giọt mồ hôi còn đọng lại sau khi thu những bao lúa từ ngoài đồng về nhà, ông Vi Văn Thắng ở xã Đông Thành, huyện Thanh Ba hồ hởi: Năm nay là năm đầu tiên tôi tham gia mô hình cánh đồng mẫu lớn, thấy kết quả cũng khá khả quan.

Thông qua việc triển khai đề án, nông dân tại 3 xã Cam Chính, Cam Nghĩa và Cam Thành có giải pháp để đầu tư thâm canh cây tiêu trên diện tích đất đai sẵn có. Sau 3 năm triển khai dự án đã đạt được nhiều kết quả khả quan, được người dân và chính quyền địa phương đồng tình ủng hộ.

Ghé thăm chuồng rắn hổ hèo gần 100 con của anh Lê Văn Phú mới thấy được sự mạnh dạn, siêng năng và quyết tâm làm giàu của một đoàn viên thanh niên. Anh cho biết, anh vừa bán lứa rắn đầu tiên thu lãi 10 triệu đồng và đang nuôi lứa thứ 2, rắn phát triển khá tốt...