Tiềm năng và triển vọng cây thanh long ở Minh Thanh Cao Bằng

Vườn thanh long của ông Đinh Văn Cừ, xóm Vũ Ngược, xã Minh Thanh (Nguyên Bình).
Xã Minh Thanh nằm dọc theo trục quốc lộ 34, là xã cửa ngõ tiếp giáp với thị trấn Nguyên Bình nên các loại sản phẩm nông nghiệp trở thành hàng hóa có thuận lợi trong tiêu thụ.
Qua trao đổi với lãnh đạo xã và khảo sát thực tế với bà con được biết, toàn xã Minh Thanh hiện có 7 xóm trồng hơn 10 ha cây thanh long, chủ yếu tập trung ở xóm Vũ Ngược.
Trong 108 hộ canh tác loại cây trồng này có những hộ trồng tập trung trên 1.000 trụ đã và đang cho thu hoạch. Đặc điểm địa hình của xã chủ yếu là đất dốc thoải, núi đất xen đá vôi và những bãi bồi ven sông, rất phù hợp cho sinh trưởng của cây.
Nếu như đầu năm 2000 trong xã chỉ có 2 hộ trồng cây thanh long, đem lại thu nhập cao nhưng chưa được nhân rộng do người dân đang hoài nghi về đầu ra của sản phẩm như các các dự án cây trồng khác đã từng triển khai trước đây nhưng đã thất bại khiến bà con trồng rồi lại phải chặt đi.
Những năm gần đây, thấy được giá trị kinh tế từ cây thanh long, bà con trồng và mở rộng diện tích, tạo nên diện mạo mới cho vùng quê.
Thăm vườn thanh long vào mùa thu hoạch thật vui mắt, các trụ thanh long trĩu quả chín đỏ rực xen lẫn với những bông hoa trắng muốt như hoa quỳnh.
Theo bà con, nếu chăm bón tốt, năm thứ 2 cây đã cho quả và từ năm thứ 4 trở đi mỗi vụ có đến 5 lần trổ hoa, kết trái. Mỗi lứa từ lúc trổ hoa đến khi thu hoạch chỉ với thời gian từ 35 - 40 ngày.
Một trụ thanh long ở độ tuổi cho sản lượng cao nhất, 1 lứa ít nhất cũng có từ 30 - 40 trái/1 vụ. Lứa thứ 3 và thứ 4 là nhiều quả nhất.
Tại vườn thanh long của ông Đinh Văn Cừ, xóm Vũ Ngược trung bình có 40 bông hoa trên trụ, tức là sẽ có 40 quả của 1 lứa.
Làm phép tính đơn giản, mỗi trụ cho 100 quả mỗi năm, bình quân mỗi quả 300g thì người dân đã có từ 25 - 30kg quả thanh long. Tính giá trị kinh tế, 25kg bán với giá rẻ nhất là 20.000 đồng/kg cho thu nhập 500.000 đồng/trên 1 trụ thanh long.
Vào mùa thanh long chín, 2 bên quốc lộ 34, đoạn qua các xóm: Bó Ca, Vũ Ngược, Nà Khoang của xã xuất hiện hơn 20 điểm bà con đem quả thanh long ra bán cho khách bộ hành.
Quả thanh long ở đây không to bằng ở miền Nam nhưng vỏ lại mỏng hơn, có vị thơm đậm đà. Giá bán ngày thường khoảng 40.000 đồng/kg và lúc đầu vụ hoặc cuối vụ có thể đến 60.000 đồng/kg.
Nếu đem so sánh thanh long với các loại cây trồng khác như lúa thì giá trị kinh tế cao hơn chục lần. Bởi là 1kg thanh long bán tại thời điểm cuối vụ trung bình là 60.000 đồng có giá trị bằng 10kg thóc (1kg chỉ có giá trung bình 6.000 đồng).
Theo bà con, cây thanh long chỉ phát triển tốt và có chất lượng ở phạm vi hẹp của xã, bà con các xã lân cận cũng đang trồng và mở rộng diện tích nhưng quả lại không ngọt và thơm như ở Minh Thanh. Thêm nữa, vào mùa trái chín, các loại côn trùng cắn, chích làm hư quả nên sau mỗi cơn mưa đến cần phải dùng đèn soi bắt ốc sên, châu chấu hại quả, chưa nói đến việc chăm bón phải đúng kỹ thuật và thời vụ.
Năm 2015, sản lượng thanh long của xã Minh Thanh cao nhất nên việc tiêu thụ sản phẩm là nỗi lo cho bà con, tiềm năng từ vùng đất này đã được khẳng định, song triển vọng đang còn ở phía trước.
Bà con hiện vẫn phải tự đem sản phẩm ra Thành phố và các chợ phiên trong huyện để bán.
Cây thanh long ở xã Minh Thanh rất có tiềm năng và triển vọng, vì vậy, mong các cấp, các ngành quan tâm giúp đỡ địa phương và nhân dân có hướng đi đúng hướng, có quy hoạch tổng thể, phát triển đi đôi với xây dựng thương hiệu, tìm thị trường để thanh long có đầu ra bền vững, góp phần giúp bà con giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.
Có thể bạn quan tâm

Sản lượng nuôi trồng thủy sản tháng 7 ước đạt 361.000 tấn, giảm 1,1% so với tháng 7 năm ngoái. Tuy nhiên, tính chung 7 tháng đầu năm thì sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản đều tăng so với cùng kỳ 2014.

Năm nay toàn tỉnh Nghệ An có hơn 1.350 ha nuôi tôm vụ 1. Là năm điều kiện thời tiết không thuận lợi, nắng nóng kéo dài, niền nhiệt tăng cao dẫn đến tôm nuôi bị nhiễm bệnh, năng suất đạt thấp hơn năm trước. Tính đến cuối tháng 7, sản lượng mới đạt 1.250 tấn (năm ngoái 1680 tấn). Những ngày này bà con nuôi tôm vùng TX Hoàng Mai đang tranh thủ thời tiết thuận lợi, tập trung thu hoạch tôm vụ 1, chuẩn bị thả tôm vụ 2:
Vịt là một trong 5 ngành hàng được ưu tiên lựa chọn phát triển trong Đề án tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh Đồng Tháp. Song đến thời điểm hiện nay, ngành hàng này vẫn chưa có những bước phát triển xứng tầm với tiềm năng và lợi thế vốn có.

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của nông nghiệp vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, thời gian qua việc phát triển các mô hình chăn nuôi gặp nhiều khó khăn như bị dịch bệnh, thiên tai, giá thức ăn tăng cao nhưng thị trường tiêu thụ không ổn định…

Nông dân Phạm Văn Hải, Ấp Tư, xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh phấn khởi nói: Vịt biển là giống vịt mới, rất thích nghi với vùng nuôi ven khu vực biển như ở Cầu Ngang. Đối với chăn nuôi vịt đòi hỏi phải đảm bảo nguồn nước trong quá trình phát triển của vịt, nếu như trước đây khi vào mùa khô thì nguồn nước ngọt trên các ao đìa không còn, vịt rất khó phát triển, do phần lớn là đất ngập mặn (ven biển).