Tích cực ứng phó bệnh vàng lá gân xanh

Đây là địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, với diện tích bị bệnh vàng lá gân xanh khoảng 4.000ha. Trong đó, diện tích bệnh nặng với tỷ lệ trên 70% chiếm gần 3.500ha, tương đương tỷ lệ trên 70% so với tổng diện tích gần 5.000ha trên địa bàn Châu Thành.
Chuyển đổi sang cây trồng khác
Phần lớn diện tích bị bệnh nặng, từ 70% trở lên đã được nhà vườn đốn hạ để chuyển đổi sang các loại cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn như mít Thái, hoa màu, thay vì tiếp tục cải tạo nền đất vườn vốn đầy rẫy mầm móng dịch bệnh vàng lá gân xanh, rồi đánh đổi “canh bạc” kinh tế gia đình bằng cách trồng trở lại cam sành.
Nhờ phương thức chuyển đổi “lấy ngắn nuôi dài” đó, không những góp phần giúp cho không ít nhà vườn có được khoản thu nhập đáng kể mà còn cắt được dòng đời của dịch bệnh vô phương cứu chữa trên cây cam sành theo khuyến cáo của ngành chuyên môn.
Đặc biệt, ngành chuyên môn Châu Thành còn định hướng người dân chuyển đổi sang canh tác chanh không hạt, đang được thị trường trong và ngoài nước tiêu thụ khá mạnh. Phó phòng NN&PTNT huyện Châu Thành Nguyễn Văn Trương thông tin: Toàn huyện hiện có gần 540ha chanh không hạt. So với một số loại cây ăn trái khác, chanh không hạt thường có giá và thị trường ổn định.
Vì thế, phía ngành đang triển khai lồng ghép cùng với hợp phần cải tạo vườn tạp để trồng chanh không hạt thuộc đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của tỉnh để mở rộng diện tích lên 920ha.
Ưu thế của chanh không hạt là dễ trồng, ít bị sâu bệnh, lại cho trái quanh năm. Thời gian từ trồng đến thu hoạch chỉ kéo dài 18 tháng, còn năng suất bình quân mỗi héc-ta khoảng 30 tấn trái/năm. Mỗi năm, sau khi trừ chi phí, nhà vườn có thể thu lãi từ 400 triệu đồng/ha trở lên.
Theo anh Nguyễn Văn Thật, Giám đốc HTX Nông nghiệp Thạnh Phước, ở xã Đông Thạnh, hiện nguồn hàng khan hiếm nên HTX chỉ thu mua được hơn 1 tấn chanh/ngày, với mức giá đôi lúc vượt mốc 30.000 đồng/kg để cung ứng cho siêu thị, chợ đầu mối trên cả nước. Ngoài ra, hàng tháng còn bán sản phẩm cho các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Trung Đông và châu Âu.
“Thanh lọc” nguồn gốc cây giống
Theo các cơ quan chuyên môn của tỉnh, dịch bệnh vàng lá gân xanh đang hoành hành dữ dội hiện nay chính là “hệ lụy” từ quá trình sản xuất tự phát gây ra. Đơn giản vì hiệu quả kinh tế cao nên nhà vườn “đua nhau” mua cây giống trôi nổi, không rõ nguồn gốc về trồng, chưa kể là khâu làm đất, chăm sóc không đúng kỹ thuật càng làm cho dịch bệnh bùng phát mạnh và nhanh chóng lan rộng.
Trước tình hình đó, ngành nông nghiệp Châu Thành đã tích cực triển khai nhiều biện pháp để “thanh lọc” nguồn gốc cây giống. Trước hết là hỗ trợ nhà lưới, cùng cam sành đầu dòng để tạo nguồn bo ghép cây giống sạch bệnh trước khi cung cấp cho người dân.
Ngoài 2 nhà lưới, cùng 100 cây giống đầu dòng cam sành không hạt cho 2 cơ sở nhân giống trên địa bàn xã Đông Thạnh vào 3 năm trước thì huyện Châu Thành còn tiếp tục hỗ trợ thêm 5 nhà lưới và hàng trăm cây cam sành có hạt sạch bệnh để từng bước loại bỏ nguồn gốc cây giống kém chất lượng đang trôi nổi ngoài thị trường.
Ông Hồ Văn Tiềm, Phó Giám đốc HTX 925 đang tiếp quản nhà lưới, 50 cây đầu dòng và trực tiếp chăm sóc 400 gốc cam sành không hạt ở ấp Phước Tiến, xã Đông Thạnh từ chương trình hỗ trợ của huyện, cho biết: 2 công cam sành không hạt hơn nửa năm tuổi đã phát triển thêm nhiều nhánh xanh mướt. Bước đầu cho thấy nó thích nghi với vùng đất mới nơi đây.
Với tín hiệu lạc quan đó, ông Tiềm dự định trong thời gian tới sẽ tiếp tục mở rộng thêm 4 công cam sành không hạt nữa nhằm chủ động “đi tắt đón đầu” trong việc cung ứng sản phẩm cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Ông Nguyễn Văn Trương thông tin thêm: Việc triển khai cho người dân trồng thí điểm giống cam sành không hạt nhằm góp phần quản lý nguồn gốc cây giống, ứng phó dịch bệnh, nhất là hướng tới thị trường xuất khẩu trong tương lai. Hiện một số hộ dân trên địa bàn xã Đông Thạnh đã được hỗ trợ trồng thử nghiệm 1.400 gốc cam sành không hạt gần 1 năm tuổi đang sinh trưởng bình thường, chưa có dấu hiệu bị dịch bệnh gây hại.
Tới đây, ngành nông nghiệp Châu Thành sẽ tiếp tục hỗ trợ cho người dân trên địa bàn thêm 2.600 gốc cam sành không hạt nữa để triển khai trồng thí điểm hoàn thành chỉ tiêu 4.000 cây theo kế hoạch đề ra.
Theo ngành nông nghiệp Châu Thành, tổng số 4.000 cây cam sành không hạt hỗ trợ cho người dân trồng thí điểm trên địa bàn được nhân giống từ 100 cây cam sành không hạt đầu dòng mà trước đó Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh đã tiếp nhận về từ Viện Cây ăn quả miền Nam. |
Có thể bạn quan tâm

Năm qua, sự cạnh tranh khốc liệt để giành lấy thị trường của các doanh nghiệp (DN) chế biến xuất khẩu cá tra ngày càng tăng, các rào cản kỹ thuật đối với thương mại của các nước nhập khẩu ngày càng nhiều, các yêu cầu, điều kiện ngày càng khắc khe... nhưng DN xuất khẩu cá tra trong tỉnh Đồng Tháp đã năng động trong việc tìm kiếm thị trường mới.

Trong đó tôm là mặt hàng xuất khẩu tăng mạnh nhất (27%) và chiếm tỷ trọng lớn nhất (50,4%) nhờ lượng sản xuất và nhập khẩu nguyên liệu tăng, trong khi thị trường thế giới thiếu nguồn cung do dịch bệnh EMS.

Giá trị xuất khẩu con tôm Cà Mau luôn tăng qua các năm, đạt trên 1,2 tỷ USD trong năm 2014. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế cho thấy, phần lớn được xuất dưới dạng sản phẩm thô, mới qua sơ chế, làm giảm giá trị sản phẩm, chỉ có khoảng 40% sản phẩm có giá trị gia tăng được xuất khẩu.

Bà Cao Thị Kim Lan, Giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản Bình Định (BIDIFISCO) cho biết: Lô hàng cá ngừ đại dương thứ hai của tỉnh ta xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đã được bán đấu giá tại Trung tâm Đấu giá thành phố Osaka (Nhật Bản) vào sáng 2.2, với giá bình quân 1.000 JPY/kg (khoảng 190.000 đồng/kg).

Phần lớn, cá ngừ của Việt Nam được xuất khẩu ở dạng đã qua chế biến, làm hàng đông lạnh thay vì làm hàng chất lượng cao, xuất khẩu nguyên con trực tiếp nên giá trị thu về không cao. Ngoài ra, các doanh nghiệp thủy sản còn phải nhập khẩu tới 50% nguyên liệu về để chế biến nên khó có thể chủ động trong nguồn hàng cũng như ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của sản phẩm.