Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tỉ Phú Rắn Mối

Tỉ Phú Rắn Mối
Ngày đăng: 27/05/2012

Trang trại nuôi hàng chục ngàn con rắn mối của tỉ phú Thuyết khiến nhiều người phải ngả mũ bái phục.

Anh Nguyễn Văn Thuyết là thầy giáo trẻ (35 tuổi, ở P.1, TP.Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu). Do lương giáo viên thấp, không đủ trang trải chi phí gia đình nên anh tranh thủ thời gian nhàn rỗi, những buổi không đến lớp làm thêm nghề tay trái để tăng thu nhập. “Ban đầu tôi nuôi dê lấy thịt, sau đó nuôi nhím rồi chuyển sang nuôi chim bìm bịp để bán chim giống. Tuy nhiên, các vật nuôi trên chi phí cao và rủi ro cao, đặc biệt không hiệu quả kinh tế nên tôi bỏ nghề tay trái”, anh Thuyết cho biết.

Năm 2008, anh Thuyết tình cờ bắt được 2 con rắn mối đem về nuôi trong cái lu để ngắm chơi. Thật bất ngờ, chỉ sau hơn 10 ngày nuôi một con rắn mối đẻ cả chục rắn mối con. Thấy dễ nuôi và qua tìm hiểu thông tin trên mạng, sách báo được biết rắn mối là món ăn rất bổ dưỡng, trị được các bệnh hen suyễn, khò khè ở trẻ em, anh Thuyết mạnh dạn bỏ ra gần chục triệu đồng từ tiền tiết kiệm để xây dựng trang trại nuôi rắn mối ở huyện Giá Rai.

Anh Thuyết nói: “Khi mới khởi nghiệp, nói xây dựng trang trại nuôi rắn cho “oai” chứ thực chất chỉ giống cái chuồng heo nhỏ, diện tích khoảng 20 m2, xung quanh xây bốn bức tường có chiều cao khoảng 1 m, nền tráng xi măng, cùng mớ gạch ống cho rắn ở. Sau đó, mình mua rắn mối từ trẻ em trong xóm săn bắt trong thiên nhiên về thả nuôi. Thời gian đầu chỉ nuôi dỗ cho rắn mối sinh sản, đến khi lượng rắn bố mẹ được nhân lên hàng ngàn con mình mới bắt đầu nuôi thương phẩm để xuất bán”. Cứ thế, trang trại rắn mối ngày càng sinh sôi nảy nở, nhân đàn quanh năm. Sau gần 5 năm nuôi rắn mối, mỗi năm anh bán rắn thương phẩm và rắn bố mẹ làm giống, thu về khoảng 1 tỉ đồng.

Có tiền, anh Thuyết mở rộng đầu tư, mua thêm đất, xây dựng thêm trang trại. Hiện anh Thuyết có đến 5 trại rắn mối ở P.1 (TP.Bạc Liêu) và H.Giá Rai, với hơn 70.000 con rắn mối đủ kích cỡ. Theo kế hoạch, anh sẽ gom các trang trại từ H.Giá Rai về tập trung mở rộng trang trại nuôi rắn tại địa bàn TP.Bạc Liêu. Theo kinh nghiệm của anh thì rắn mối rất dễ nuôi, chi phí rất thấp, ít bệnh tật, không rủi ro. Rắn mối thường được cho ăn bằng các loại cá lòng tong, tép bò...

Hiện anh Thuyết nuôi rắn thương phẩm và rắn bố mẹ cho sinh sản. Rắn thương phẩm được các nhà hàng ở TP.HCM và TP.Cần Thơ đặt mua với giá 400.000 đồng/kg (18 con/kg), còn rắn bố mẹ bán cho người nuôi ở khắp các tỉnh thành ĐBSCL với giá 15.000 đồng/con, bình quân mỗi tháng xuất bán từ 3.000 - 4.000 con. Anh Thuyết cho biết, rắn mối bố mẹ dễ nuôi, ít tốn công chăm sóc. Mỗi năm rắn mối đẻ khoảng 2 lứa, lứa đầu thường chỉ 8 - 10 con, từ lứa thứ 2 rắn mối đẻ khoảng 15 con.

Có thể bạn quan tâm

Khó Khăn Trong Công Tác Phòng, Chống Dịch Cúm Gia Cầm Khó Khăn Trong Công Tác Phòng, Chống Dịch Cúm Gia Cầm

Dịch cúm gia cầm đang diễn biến phức tạp và nguy hiểm trong cả nước. Tại tỉnh Đồng Tháp, mặc dù chưa xuất hiện dịch cúm gia cầm nhưng hiện nay đang vào mùa thu hoạch rộ lúa đông xuân, tình trạng vịt chạy đồng thả tràn lan đang là một trong những nguy cơ dịch bệnh có thể lây lan trên diện rộng.

05/03/2014
Ngành Nông Nghiệp Cảnh Báo Không Nên Tái Đàn Gia Cầm Vào Thời Điểm Hiện Nay Ngành Nông Nghiệp Cảnh Báo Không Nên Tái Đàn Gia Cầm Vào Thời Điểm Hiện Nay

Trong thời điểm dịch cúm gia cầm đang có nguy cơ lan rộng, một số hộ chăn nuôi quy mô nhỏ lại chuẩn bị tái đàn vì cho rằng, “hậu dịch” giá sẽ tăng. Trước thực trạng này, ngành nông nghiệp đã đưa ra cảnh báo: không nên tái đàn vào thời điểm hiện nay vì sẽ tăng nguy cơ làm lây lan dịch bệnh ra diện lớn.

05/03/2014
Kinh Doanh Gia Cầm Mùa... Dịch Bệnh: Giảm Giá, Vẫn Ít Người Mua Kinh Doanh Gia Cầm Mùa... Dịch Bệnh: Giảm Giá, Vẫn Ít Người Mua

Thời gian gần đây, do dịch cúm gia cầm khiến người tiêu dùng lo sợ nên giá các sản phẩm gia cầm liên tục giảm. Tại nhiều chợ trên địa bàn TP Hà Nội, tình trạng giá giảm, sức mua giảm đã ảnh hưởng không nhỏ tới cả người sản xuất và kinh doanh gia cầm.

05/03/2014
Mười Năm Thương Hiệu Ớt Châu Hưng (Bến Tre) Mười Năm Thương Hiệu Ớt Châu Hưng (Bến Tre)

Năm 2000, hưởng ứng phong trào “Đưa cây màu xuống ruộng”, ban đầu chỉ có vài hộ nhỏ lẻ, có vốn, mạnh dạn đầu tư trồng màu, cây cà chua là cây màu chủ lực lúc bấy giờ.

05/03/2014
“Cò Lúa” Ăn Cửa Trên “Cò Lúa” Ăn Cửa Trên

Cứ đến mỗi vụ thu hoạch lúa, thường xảy ra tình trạng “cò” (người môi giới) máy gặt đập liên hợp. Thực trạng này đang nổi lên thành xu hướng ở nhiều địa phương và chính điều này đã làm tăng thêm chi phí sản xuất cho người trồng lúa.

05/03/2014