Thủy Sản Việt Muốn Nga Mở Rộng Cửa

Sau khi Nga tạm đình chỉ nhập khẩu thủy sản đối với 7 doanh nghiệp Việt Nam, Hiệp hội Cá tra Việt Nam đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu Nga mở cửa cho thêm doanh nghiệp khác xuất khẩu vào thị trường này
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), Cục Kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga (VPSS) vừa có thông báo dỡ bỏ lệnh tạm đình chỉ nhập khẩu thủy sản vào thị trường Nga và Liên minh Hải quan (gồm Nga, Belarus, Kazakhstan) cho 7 doanh nghiệp (DN) chế biến thủy sản Việt Nam. Trong 7 DN này, có 5 DN chế biến, xuất khẩu cá tra, cá ba sa.
Cuối năm 2013, sau khi cử đoàn đến kiểm tra 8 nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu, Nga quyết định cấm nhập khẩu một số mặt hàng thủy sản của Việt Nam với lý do không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Lệnh cấm có hiệu lực từ ngày 31-1-2014.
Theo số liệu thống kê, năm 2013, Việt Nam xuất khẩu sang Nga cá sống và đông lạnh, cá tươi/ướp lạnh, cá phi lê, nhuyễn thể…, trong đó, 70% là cá tra phi lê và trở thành 1 trong 10 quốc gia có khối lượng thủy sản xuất khẩu lớn nhất vào thị trường này.
Ông Nguyễn Văn Kịch, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cá tra (HHCT) Việt Nam, nhận định: “Trước đây, có thông tin một vài DN nhập khẩu lớn của Nga móc nối với một số DN thủy sản Việt Nam và chỉ cho những DN này xuất khẩu sang Nga. Sau đó, do 2 bên không thuận nhau nên phía Nga ban hành lệnh tạm đình chỉ nhập khẩu đối với những DN của Việt Nam.
Đây là hình thức lợi ích nhóm và cần xóa bỏ”.Theo ông Kịch, Nga đã tham gia Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) nên không cho các DN Việt Nam khác xuất khẩu vào thị trường này là việc làm không minh bạch. “HHCT Việt Nam đã có văn bản đề nghị Bộ NN-PTNT giải thích vì sao Nga là thành viên WTO mà vẫn để chỉ một số DN buôn bán với nhau và có giải quyết được vấn đề này hay không?” - ông Kịch nói.
Bà Võ Thị Thu Hương, Phó Tổng Thư ký HHCT Việt Nam, cho biết: “HHCT Việt Nam đã kiến nghị Bộ NN-PTNT cử đoàn sang Nga để thương lượng một số vướng mắc trong quan hệ thương mại, đồng thời nhằm tạo sự công bằng, yêu cầu Nga mở cửa cho nhiều DN xuất khẩu vào thị trường này, chứ không gói gọn trong 7 DN”.
Có thể bạn quan tâm

Vụ xuân năm 2013, huyện Sơn Dương cấy được 5.328 ha lúa, trong đó có 3.274 ha lúa lai và 2.054 ha lúa thuần. Đến nay, toàn huyện đã cơ bản thu hoạch xong lúa vụ xuân và bắt tay ngay vào sản xuất vụ mùa.

Những năm qua, các ngành chức năng của TP.Tam Kỳ (Quảng Nam) đã thành công trong việc nghiên cứu đưa vào sản xuất và nuôi trồng các loại cây, con có giá trị kinh tế cao. Trong đó, đầu tư nuôi heo hướng nạc là một trong những bước đột phá .

Cùng với khẩn trương thu hoạch nốt lúa xuân còn lại, hiện bà con nông dân thành phố Tuyên Quang bắt tay vào việc làm đất, gieo mạ, đắp bờ khởi động cho một vụ mùa mới thắng lợi.

Bến Tre là một trong những địa phương thực hiện tốt việc cải tạo đàn bò hướng thịt, đạt trọng lượng lớn, tỷ lệ thịt xẻ cao, chất lượng thịt ngon... Kết quả này là nhờ công tác thụ tinh nhân tạo, lai tạo ra những giống bò có giá trị kinh tế cao. Trong đó, huyện Ba Tri được xem là địa phương đi đầu cả nước trong thực hiện lai tạo, nâng cao chất lượng đàn bò…

Trong thời điểm hiện nay, giá lợn hơi xuống thấp có nhiều trang trại, hộ nuôi lợn phải “treo chuồng”. Tuy nhiên, còn có một số trang trại, hộ dân ở xã Phúc Ninh (Yên Sơn) vẫn đang duy trì, hoặc ít nhất là chưa bị thua lỗ do có “cách nuôi lợn thời giá thấp”. Gia đình chị Đỗ Thị Tươi, thôn Khuôn Thống, xã Phúc Ninh là một điển hình.