Thuỷ Sản Nước Lợ Được Mùa, Được Giá

Những ngày này, người dân các xã vùng đầm phá huyện Quảng Điền đang tiến hành thu dặm những diện tích nuôi trồng thủy sản nước lợ. Tuy chỉ mới tiến hành thu nhưng hiệu quả kinh tế mang lại khá cao khiến ngư dân rất phấn khởi.
Tại thôn Mai Dương, thôn có diện tích cũng như số hộ nuôi trồng thủy sản nhiều nhất của xã Quảng Phước, ngoài tiến hành thu tỉa những diện tích thuỷ sản đã thả nuôi, nhiều hộ còn bắt đầu thả thêm lứa cua mới để tăng thêm nguồn thu trước mùa mưa bão. Toàn thôn có 120 hộ nuôi trồng thủy sản, chủ yếu là mô hình nuôi xen ghép tôm, cua, cá kình, cá dìa.
Ông Hoàng Đình Lưa (thôn Mai Dương) cho biết: Trong vụ nuôi trồng năm nay, gia đình tôi thả 1.000 con cá kình, 500 con cá đối, 50.000 tôm, 5.000 con cua giống. Mỗi ngày gia đình thu được từ 500 ngàn đến 700 ngàn đồng tôm, cua, cá các loại.
So với những vụ nuôi trước, vụ nuôi năm nay thu hoạch khá hơn. Tuy đầu vụ gia đình có 1 hồ bị nhiễm bệnh đốm trắng, nhưng sau khi được hướng dẫn kỹ thuật phòng trừ bằng cách đóng cống và xử lý Chlorin với liều lượng 10ppm và 30ppm, sục khí tăng lượng ôxy nên thiệt hại về kinh tế không đáng kể.
Tại xã Quảng Phước đến thời điểm này, người dân đã tiến hành thu hoạch được 20 tấn tôm sú; 30 tấn cua; 39 tấn cá kình; 12 tấn tôm rảo; 0,7 tấn cá dìa. Với giá bán hiện nay, bình quân 1kg tôm sú loại 40 con có giá 170.000 đồng; cua có giá 180.000 đ/kg; cá dìa: 140.000 đ/kg; tôm rảo: 140.000đ/kg đã mang lại nguồn thu khá lớn cho nhiều hộ nuôi trồng thuỷ sản trong xã.
Cũng như Quảng Phước, nhiều địa phương có thế mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản như Quảng Công, Quảng Ngạn, thị trấn Sịa, người dân cũng phấn khởi khi vụ nuôi trồng thủy sản năm nay vừa được mùa, vừa được giá.
Ông Hồ Đăng Dũng, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Sịa cho biết: “Toàn thị trấn có 58ha nuôi trồng thuỷ sản, trong đó đã tiến hành thả nuôi 55,8ha. Đến nay, bà con ngư dân đang tiến hành thu tỉa đại trà. Theo đánh giá sơ bộ, vụ nuôi trồng này cơ bản được mùa, sản lượng thu hoạch tôm, cá, cua đạt khá cao.
Bên cạnh đó, giá bán các loại thủy sản cũng cao hơn so với vụ nuôi năm trước nên phần lớn các hộ nuôi đều thu lãi khá cao. Trung bình mỗi ha nuôi xen ghép có khả năng lãi từ 30 đến 50 triệu đồng”.
Đi dọc các xã ven phá Tam Giang của huyện Quảng Điền, ngư dân đang tập trung cho công tác thu hoạch những diện tích nuôi trồng thuỷ sản.
Nhiều người cho biết, so với vụ nuôi trồng năm ngoái, vụ nuôi trồng năm nay các đối tượng nuôi đều sinh trưởng và phát triển tốt, sản lượng thu hoạch cao hơn. Cùng với đó, giá cả các loại thuỷ sản cũng cao hơn năm trước nên người dân rất hào hứng.
Vụ nuôi trồng thủy sản năm 2014, bà con ngư dân của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Quảng Điền đưa vào thả nuôi 635 ha, chủ yếu nuôi xen ghép các đối tượng tôm, cua, cá dìa, cá kình, cá đối. Thời điểm đầu vụ, bà con gặp không ít khó khăn do thời tiết có những diễn biến bất thường.
Đặc biệt vào tháng 5 và tháng 6, tình hình nắng nóng kéo dài và chất lượng nước không đảm bảo gây ra dịch bệnh đốm trắng. Cùng với đó, người dân thả nuôi với mật độ dày nên cá chết hàng loạt do thiếu ô xy.
Với sự hỗ trợ kỹ thuật của Phòng NN&PTNN, Trạm khuyến Nông lâm ngư huyện, bà con ngư dân thực hiện các biện pháp tăng sức đề kháng cho các đối tượng thủy sản, tuân thủ quy trình thay nước, đồng thời sử dụng một số chế phẩm nhằm cải thiện môi trường nước.
Các địa phương vận động bà con ngư dân tiến hành thu tỉa đối với các hồ nuôi có mật độ quá dày để các đối tượng thủy sản phát triển tốt.
Hiện nay, bà con ngư dân đang đẩy nhanh công tác thu hoạch các diện tích thủy sản nước lợ, đồng thời tranh thủ thả thêm một số đối tượng nuôi có thời gian thu hoạch ngắn nhằm tăng hiệu quả của hoạt động nuôi trồng.
Theo thống kê của phòng NN và PTNT huyện Quảng Điền, đến nay toàn huyện đã thu hoạch được 89 tấn tôm sú; 53 tấn cua; 4,4 tấn cá dìa; 62 tấn cá kình; 24 tấn tôm rảo; 50 tấn tôm chân trắng. Phần lớn các loại thủy sản đều được giá, dao động trong khoảng 150 ngàn đến 170 nghìn đồng/kg.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, mùa mưa lũ đang đến gần, ngành Thủy sản tỉnh yêu cầu người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh khẩn trương thu hoạch những diện tích tôm còn lại và có biện pháp bảo vệ an toàn những diện tích nuôi tôm trên cát, nhằm tránh thiệt hại do mưa lũ.

Không chỉ dừng lại ở cá tầm, cá quả, cá trê, ốc, ếch... mà vừa có thêm cá trắm được đưa vào danh sách vật nuôi được cơ quan chức năng phát hiện có tình trạng nhập lậu từ nước ngoài.

Theo Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc Sở NN-PTNT Bình Định, qua kiểm tra tình hình sử dụng lưới lồng (hay còn gọi là lờ dây, lờ bát quái) đã phát hiện trên địa bàn 26 xã, phường ven biển có 1.205 hộ ngư dân với 85.057 phương tiện lưới lồng đang sử dụng để khai thác thủy sản.

Trạm khuyến nông huyện Phù Ninh (Phú Thọ) vừa tổ chức tham quan đánh giá mô hình chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học tại thị trấn Phong Châu

Cá tràu tiến vua và cá rô Tổng Trường là hai loài cá quý hiếm đặc hữu của Ninh Bình. Chúng chỉ sống ở vùng hang động ngập nước thuộc Tổng Trường Yên, huyện Hoa Lư với số lượng hạn chế. Nhưng hiện nay, Trung tâm Giống thủy sản nước ngọt Ninh Bình đã thử nghiệm thành công việc nhân giống hai loài cá quý hiếm này, góp phần bảo tồn nguồn gen và mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân.