Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thủy Sản Chết Hàng Loạt

Thủy Sản Chết Hàng Loạt
Ngày đăng: 03/10/2013

Những ngày qua, người dân ở xã Phổ Thạnh (Đức Phổ - Quảng Ngãi) “đứng ngồi không yên” vì thủy sản chết hàng loạt tại khu vực bùng binh đồng Cù Lao, nằm cạnh đầm nước mặn và đồng muối Sa Huỳnh.

Bùng binh đồng Cù Lao có diện tích khoảng 8ha, là nơi lưu dẫn nước mặn giữa đầm Nước Mặn (hơn 210ha) và đồng muối Sa Huỳnh (hơn 116ha) với lượng thủy sản khá phong phú. Nơi đây còn là nguồn cung ứng giống để sinh sôi, phát triển lượng thủy sản trên đồng muối Sa Huỳnh vào mùa mưa, sau vụ sản xuất muối.

Dọc theo tuyến đê bao quanh bùng binh đồng Cù Lao vô số cá, cua và lịch huyết chết dạt vào bờ bốc mùi hôi thối rất khó chịu. Nhiều khu vực nước đổi màu xanh trong sang nâu đỏ. “Thủy sản chết hàng loạt dạt vào bờ từ ngày 12.9 và ngày càng nhiều. Đến nỗi lịch huyết nằm tận dưới bùn cũng chết thì hỏi các loài khác sao sống nổi?” – anh Trần Ngọc Tiên, người chuyên thả lồng đánh bắt thủy sản tại đây, cho biết.

Theo lời nhiều người dân địa phương thì tình trạng thủy sản chết hàng loạt do bị đối tượng xấu bỏ thuốc độc vào nguồn nước. Trao đổi với chúng tôi về thông tin này ông Phạm Văn Hai – Trưởng Ban Công an xã Phổ Thạnh cho biết: Công an xã sẽ tiến hành xác minh sự việc và báo cáo với lãnh đạo xã cho ý kiến chỉ đạo để tiến hành điều tra, xử lý.

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, có hơn 100 hộ dân trong xã mưu sinh bằng việc đặt lồng, giăng lưới đánh bắt thủy sản tại khu vực bùng binh đồng Cù Lao và đầm Nước Mặn. Sau vụ sản xuất, diện tích đánh bắt mở rộng sang cả đồng muối Sa Huỳnh. Nghề đánh bắt thủy sản được xem là khoản thu nhập chính với mức thu nhập mỗi hộ từ 50.000 – 200.000 đồng/đêm. Do thủy sản chết hàng loạt nên hàng chục hộ phải “phơi lồng, gác lưới” vì mức thu nhập quá thấp. “Sau vụ sản xuất muối, diêm dân chúng tôi chỉ trông chờ vào việc đánh bắt cá, tôm, cua để nuôi sống gia đình. Giờ thủy sản chết hàng loạt ở “vựa cá, tôm, cua” thì biết lấy gì mà sống?” – anh Võ Tấn Nghi than thở.

“Lúc trước, vợ chồng tôi thu nhập trên 200.000 đồng sau mỗi đêm đánh bắt với 120 chiếc lồng lưới. Nhờ nguồn thu này mà vợ chồng tôi nuôi 3 con theo học đại học, cao đẳng tại Đà Lạt và TP. Hồ Chí Minh. Giờ phải mang sang bên đầm Nước Mặn nhưng chỉ được gần 100.000 đồng. Rồi đây chẳng biết kiếm đâu ra tiền để gửi cho chúng nó” – anh Lê Văn Duyệt lắc đầu lo lắng.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Ong Lấy Mật - Cải Thiện Kinh Tế Hộ Gia Đình Nuôi Ong Lấy Mật - Cải Thiện Kinh Tế Hộ Gia Đình

Mấy năm nay, những lúc nông nhàn, ông Ngô Quang Thạo, ở xã Minh Tân (huyện Kiến Thụy - Hải Phòng) có thêm nghề quay mật cho những hộ nuôi ong trong vùng. Cứ đến mùa thu hoạch, ông Thạo lại đạp xe rong ruổi khắp làng trên xóm dưới quay mật giúp mọi người. Ông ít khi lấy tiền công quay mật nên mọi người thường cảm ơn bằng cách gửi biếu con gà, đôi vịt, lít mật ong...

29/10/2013
Mô Hình Nuôi Cút Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Khá Mô Hình Nuôi Cút Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Khá

Anh Phan Thanh Nhã, ấp 4, xã Trung An, TP. Mỹ Tho (Tiền Giang) bắt đầu việc nuôi cút từ năm 2001, lúc đầu gia đình anh nuôi khoảng 4.000 con cút giống, sau 3 tuần đàn cút bắt đầu đẻ trứng. Thời gian đầu cút thường xuyên bị chết do mắc một số bệnh thông thường. Thế nhưng anh không nản chí mà tiếp tục học hỏi kinh nghiệm từ những hộ nuôi cút khác, từ đó anh có biện pháp phòng ngừa bệnh kịp thời nên về sau đàn cút luôn khỏe mạnh và cho trứng khá đều.

06/04/2013
Tôm Giống Ế Ẩm Đầu Ra Ở Cà Mau Tôm Giống Ế Ẩm Đầu Ra Ở Cà Mau

Sau thời gian dịch bệnh tôm nuôi kéo dài, người nuôi tôm lẫn các trại giống đều mòn mỏi đợi chờ một kết cục sáng sủa hơn. Bởi, hiện các trại sản xuất giống trong tỉnh Cà Mau ế, không bán được, một số đứng trước nguy cơ đóng cửa.

08/04/2013
Đồng Bằng Sông Cửu Long Không Mở Rộng Diện Tích Nuôi Tôm Sú Đồng Bằng Sông Cửu Long Không Mở Rộng Diện Tích Nuôi Tôm Sú

Năm 2013, các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được ngành thủy sản khuyến cáo không mở rộng diện tích nuôi tôm sú mà chỉ giữ diện tích nuôi tương đương với năm 2012 là 580.000 ha. Vùng nuôi tập trung tại các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang và Long An; trong đó, tỉnh Cà Mau có diện tích nuôi lớn nhất với 265.650 ha.

08/04/2013
Người Chăn Nuôi Lợn: “Gồng Gánh Cõng Lỗ” Người Chăn Nuôi Lợn: “Gồng Gánh Cõng Lỗ”

"Giá heo hơi liên tục sụt giảm, giá bán ra không bằng giá thành sản xuất nên người chăn nuôi đang lỗ nặng. Nếu tình trạng trên tiếp tục kéo dài trong thời gian tới thì nguy cơ giảm tổng đàn thiếu nguồn cung là không tránh khỏi”, ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai nhận định.

08/04/2013