Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thủy Lợi Nuôi Tôm

Thủy Lợi Nuôi Tôm
Ngày đăng: 03/09/2011

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát khi đến thăm vùng nuôi tôm công nghiệp lớn nhất ĐBSCL ở tỉnh Sóc Trăng, hỏi “Người nuôi tôm cần gì ở Chính phủ?”. Tất cả những người nuôi tôm đều trả lời “thủy lợi”. Ông Nguyễn Hữu Chí, Phó chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Sóc Trăng, nói cụ thể hơn, hệ thống thủy lợi quá khứ để lại chỉ phục vụ trồng lúa, chưa phục vụ nuôi tôm.

Thiếu hệ thống thủy lợi chuyên biệt phục vụ nuôi tôm là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến dịch bệnh gây thiệt hại lớn cho vụ tôm đầu năm nay. Theo Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng, có đến 78% diện tích tôm sú và 62,7% diện tích tôm thẻ chân trắng ở tỉnh này bị dịch hại. Huyện Trần Đề, nơi phát triển nuôi tôm công nghiệp mạnh mẽ, vụ nuôi năm nay mới thả giống được 2.548 ha công nghiệp thì bị dịch bệnh 1.507 ha (53%), nuôi quảng canh thả giống 1.102 ha bị thiệt hại 1.001 ha (91%). Ở đây Hiệp hội Tôm Mỹ Thanh tập trung nhiều người nuôi công nghiệp diện tích lớn, nổi tiếng nhiều năm với nuôi kỹ thuật cao và luôn thắng lợi, năm nay cũng không chống đỡ nổi dịch bệnh, thiệt hại hàng trăm tỷ đồng. Bởi khi hệ thống thủy lợi chung đường nước vô ra, chỉ một ao bị dịch bệnh dễ lây lan ra diện tích lớn.

Tiến sỹ Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp nông thôn, cho rằng, phần lớn vốn cho thủy lợi chỉ tập trung vào xây dựng công trình mới, chưa chú trọng đến nâng cấp, đồng bộ hóa hệ thống. Điều này cũng thấy rõ ở vùng nuôi tôm công nghiệp tỉnh Sóc Trăng. Huyện Trần Đề, Vĩnh Châu, hệ thống thủy lợi đã bị bồi lắng, xuống cấp, lại thiếu cống kiểm soát nguồn nước. Dự án khôi phục và nâng cấp đê cửa sông tả hữu huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng, chiều dài 81,4 km, tổng mức đầu tư 260 tỷ đồng từ vốn trái phiếu Chính phủ, đến nay vẫn dang dở 2 km đê, 8 cống, 25 bộng, 24 cầu giao thông và 34 km đường. Những khi triều cường, nước biển tràn vào gây thiệt hại lớn cho nuôi trồng thủy sản.

Lại còn rất nhiều dự án thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản đang thiếu vốn, chưa thể triển khai. Dự án thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản ven biển tỉnh Sóc Trăng cần vốn 280 tỷ đồng, tất cả đã hoàn tất chỉ còn thiếu tiền để thực hiện. Giám đốc Sở NN%PTNT tỉnh Sóc Trăng Quách Văn Nam nói, hệ thống thủy lợi phải hoàn chỉnh để điều tiết nguồn nước mới đảm bảo nuôi tôm đạt hiệu quả kinh tế.

Cuối cùng lại là vấn đề đầu tư cho nông nghiệp. Rõ ràng, chỉ trông chờ vào nguồn vốn của Nhà nước, không đáp ứng được nhu cầu về hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi tôm. Theo tiến sỹ Đặng Kim Sơn, cần phải tiếp tục đổi mới hàng loạt chính sách về đất đai, thương mại, tín dụng để các doanh nghiệp yên tâm đổ tiền đầu tư vào nông nghiệp, trong đó có hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi tôm.


Có thể bạn quan tâm

Qua Khảo Sát Nghề Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Còn Nhiều Bất Cập Về Kỹ Thuật Và Môi Trường Qua Khảo Sát Nghề Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Còn Nhiều Bất Cập Về Kỹ Thuật Và Môi Trường

Ða số người nuôi tôm có trình độ kỹ thuật thấp, tôm giống không qua kiểm dịch còn cao, thả nuôi mật độ dày… là những lý do khiến cho nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT) ở tỉnh Bình Định luôn trong tình trạng không bền vững vì dịch bệnh tôm nuôi. Ðây là kết quả nghiên cứu do Chi cục Thú y thực hiện.

21/06/2013
Làng Mrăh Vươn Lên Từ Cây Cao Su Tiểu Điền Làng Mrăh Vươn Lên Từ Cây Cao Su Tiểu Điền

Sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển (ODA) của các tổ chức quốc tế, tỉnh ta đã thực hiện dự án đa dạng hóa nông nghiệp-một trong những dự án chuyển đổi sản xuất cho nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc. Năm 2002, 42 hộ gia đình dân tộc Bahnar của làng Mrăh (xã Kdang, huyện Đak Đoa) được hỗ trợ cho vay vốn, cung cấp giống và hướng dẫn kỹ thuật trồng cây cao su. Đến nay toàn bộ 88 ha vườn cây đã thu hoạch được 4 năm, đem lại nhiều đổi thay trong đời sống của dân làng.

21/06/2013
Hiệu Quả Đào Tạo Nghề Cho LĐNT Ở Mường Ảng Hiệu Quả Đào Tạo Nghề Cho LĐNT Ở Mường Ảng

Mường Ảng là 1 trong 4 huyện được thụ hưởng Nghị quyết 30a của Chính phủ với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo nhanh và bền vững. Cơ cấu kinh tế của huyện chủ yếu là nông - lâm nghiệp, với khoảng 90% lao động nông nghiệp.

21/06/2013
Nghề Sản Xuất Cây Giống Ở Xã Phú Sơn (Bến Tre) Nghề Sản Xuất Cây Giống Ở Xã Phú Sơn (Bến Tre)

Tại xã Phú Sơn (Chợ Lách - Bến Tre), phong trào làm cây giống phát triển gần 10 năm nay, với 2 loại cây chủ lực là mít và xoài. Nhờ sản xuất cây giống, không ít hộ vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.

22/06/2013
Tôm Hùm Giống Xuất Hiện Nhiều Ở Vùng Biển Nhơn Lý (Bình Định) Tôm Hùm Giống Xuất Hiện Nhiều Ở Vùng Biển Nhơn Lý (Bình Định)

Ngày 20.6, ông Nguyễn Đình Xuân – cán bộ khuyến ngư xã Nhơn Lý, TP. Quy Nhơn (Bình Đinh) cho biết: Hơn một tuần qua, tôm hùm giống xuất hiện nhiều tại vùng biển ven bờ ở Nhơn Lý, thuyền của ngư dân chuyên làm mành tôm tập trung khai thác, một đêm mỗi thuyền khai thác được từ 30 – 100 con tôm hùm giống.

22/06/2013