Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thương Lái Trung Quốc Mua Cua Quỵt Nợ

Thương Lái Trung Quốc Mua Cua Quỵt Nợ
Ngày đăng: 08/05/2012

Hàng chục thương lái Trung Quốc đang núp bóng khách du lịch thu mua cua ở Cà Mau và có người đã bỏ trốn, mang theo số nợ tiền tỉ của nông dân địa phương.

Ngày 6.5, đại úy Mã Thiện Hùng, Phó trưởng công an thị trấn Năm Căn, H.Năm Căn (Cà Mau) cho biết: “Hiện đã có nhiều đơn tố cáo đối với Wang Juanmei, tự A Kiều (SN 1974), một thương lái quốc tịch Trung Quốc đến địa phương thu mua cua và biến mất cùng món nợ hơn 10 tỉ đồng”.

Dù A Kiều đã bỏ trốn từ sau tết, nhưng đến nay, nhiều người dân Xóm Miễu (thị trấn Năm Căn) vẫn chưa hết bàng hoàng. Chị Võ Thị Loan (khóm 1, thị trấn Năm Căn) kể: “Trong quá trình làm ăn, tôi có giao dịch và A Kiều nợ tôi 900 triệu đồng cùng 7 chỉ vàng; nhưng mấy tháng nay không liên lạc được”. Còn chị Trần Kim Tươi, láng giềng chị Loan cũng bị A Kiều nợ trên 500 triệu đồng. Hầu như các điểm thu mua cua ở Xóm Miễu đều bị A Kiều nợ tiền, có người bị nợ vài chục triệu đồng, cũng có người lên đến vài tỉ đồng. Như ông Trần Ngọc Đạt, bị A Kiều nợ 1,8 tỉ đồng tiền mua cua. Hôm chúng tôi đến, em gái ông Đạt cho biết ông đã sang Trung Quốc tìm A Kiều để đòi nợ.

Theo ông Mã Thiện Hùng thì A Kiều đến thu mua cua ở H.Năm Căn từ 4 - 5 năm nay. Ban đầu, ông này trả tiền rất “ngọt”, thậm chí trả tiền trước, nhưng sau cứ lần lượt gối đầu, rồi sang nợ và cuối cùng trốn mất.

Anh Đỗ Chí Hùng, một chủ vựa cua ở H.Năm Căn than: “Ban đầu, tôi chỉ bán cua cho bạn hàng ở TP.HCM, sau có mấy người Trung Quốc đến hỏi mua để chuyển thẳng về Trung Quốc với giá cao. Trong đó có A Mao, thời gian đầu họ thanh toán tiền rất nhanh nhưng sau đó thì rất chậm, cuối cùng họ nói không khả năng trả và không mua cua nữa. Hiện A Mao còn nợ tôi 1,7 tỉ đồng từ năm 2011 đến nay và bóng dáng A Mao cũng mất hút”.

Dùng hộ chiếu du lịch đi gom cua

Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, hiện các thương lái Trung Quốc không chỉ mua thông qua các chủ vựa, mà còn đến các lái nhỏ để thu gom, thậm chí còn vào tận vuông nuôi để thu mua. Họ sẵn sàng mua giá cao để nông dân “mê” bán cho họ mà không bán cho lái địa phương.

Riêng ở địa bàn H.Năm Căn hiện có 20 thương lái Trung Quốc (chưa tính những thương lái đến, đi không trình báo), có lúc cao điểm lên đến 60 - 70 người và họ đều sử dụng hộ chiếu du lịch, tạm trú rồi đi thu mua cua. Họ còn thuê xe ôm vào tận nhà dân để đặt mối “quan hệ” làm ăn lâu dài. Thu gom hàng rất “nhiệt tình” nhưng trả tiền lại rất ì ạch. “Khi đã tạo được uy tín, họ bắt đầu chây ì trong việc trả nợ. Mình bán cho họ 300 triệu đồng tiền cua, thì họ trả một ít rồi nợ lại. Mình đòi, họ nói bán tiếp thì họ trả, không bán tiếp thì thôi. Bán tiếp thì họ lại nợ tiếp, rồi cuối cùng mất tăm luôn. Họ chỉ dùng hộ chiếu du lịch nhưng đến địa phương ngang nhiên thu mua cua. Họ không đăng ký kinh doanh, núp bóng các vựa cua ở địa phương để sử dụng hóa đơn, chứng từ… họ làm như thế là một cách trốn thuế an toàn. Trong khi chúng tôi đóng các khoản thuế đầy đủ nhưng không có hàng để thu mua và không được ban ngành địa phương bảo vệ”, anh Đỗ Chí Hùng bức xúc.

Trong khi đó, Phó trưởng công an thị trấn Năm Căn Mã Thiện Hùng cho biết: “Chúng tôi cũng đã nhiều lần kiến nghị về trên, vì thực trạng này ảnh hưởng rất nhiều đến doanh nghiệp cũng như tình hình an ninh trật tự tại địa phương".

Có thể bạn quan tâm

"Vựa" Quả Lục Ngạn Rộn Ràng Chuẩn Bị Hàng Tết

Trong những năm gần đây, người dân ở huyện Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang) đã mạnh dạn chuyển đổi một phần diện tích trồng vải thiều sang trồng các loại cây ăn quả khác đem lại thu nhập cao, ổn định. Vào mỗi dịp Tết Nguyên đán, nơi đây là một trong những "vựa" quả lớn nhất của tỉnh Bắc Giang.

11/02/2015
Nhóm Thanh Niên Cùng Sở Thích Chăn Nuôi Bò Ở Đắk D'Rô Nhóm Thanh Niên Cùng Sở Thích Chăn Nuôi Bò Ở Đắk D'Rô

Điển hình như gia đình anh Nguyễn Văn Vê, ở thôn Jang Cách, từ lâu đã ấp ủ đầu tư chăn nuôi bò, nhưng mãi chưa thể thực hiện được vì không đủ vốn. Tuy nhiên, sau khi trình bày nguyện vọng tại các buổi sinh hoạt chi đoàn thôn, năm 2013, anh được Đoàn xã xét để được vay nguồn vốn từ Dự án chăn nuôi bò của huyện do tổ chức Đoàn quản lý. Với khoản vốn vay gần 13 triệu đồng, cộng thêm tiền của gia đình, anh đã mua một cặp bò mẹ về nuôi.

11/02/2015
Nông Dân Đắk R’lấp Chú Trọng Chăm Sóc Cây Trồng Vụ Đông Xuân Nông Dân Đắk R’lấp Chú Trọng Chăm Sóc Cây Trồng Vụ Đông Xuân

Do gieo sạ gặp được thời tiết thuận lợi nên cây lúa phát triển nhanh, ít sâu bệnh. Hiện tại, lúa đang trong thời kỳ phát triển rất cần chăm sóc, gia đình tôi phải thường xuyên thăm đồng để kịp thời bón các loại phân thích hợp giúp cây phát triển tốt, với hy vọng đạt năng suất cao”.

11/02/2015
Quang Bình Gieo Cấy Đạt Trên 80% Diện Tích Vụ Đông Xuân Quang Bình Gieo Cấy Đạt Trên 80% Diện Tích Vụ Đông Xuân

Vụ Đông - xuân năm nay, huyện Quang Bình gieo cấy 1.898 ha lúa. Đến nay, nhân dân đã làm đất xong 100% diện tích, nhiều xã vùng thấp như Vĩ Thượng, Xuân Giang, Bằng Lang, Tân Bắc, Tân Trịnh, thị trấn Yên Bình... bà con nông dân đang tiến hành gieo cấy đạt trên 80% diện tích.

11/02/2015
Chuyển Đổi Mùa Vụ Câu Chuyện Mới Ở Bắc Mê Chuyển Đổi Mùa Vụ Câu Chuyện Mới Ở Bắc Mê

Câu chuyện đầu năm của chúng tôi với những người làm nông nghiệp ở Bắc Mê xoay quanh vấn đề chuyển đổi mùa vụ. Có thể đối với các huyện khác, là chuyện đã cũ, nhưng với Bắc Mê, thì đây là bước “đột phá”, không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo mà còn góp phần tháo “nút thắt” quan trọng để phát triển nông nghiệp bền vững.

11/02/2015