Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thương lái Trung Quốc lùng mua tổ ong đất 10 kg ở Lào Cai

Thương lái Trung Quốc lùng mua tổ ong đất 10 kg ở Lào Cai
Ngày đăng: 04/11/2015

Ông Lương Văn Trường, Phó chủ tịch UBND xã Lử Thẩn (Si Ma Cai), cho biết, thời gian gần đây, nhiều người Trung Quốc chặn từ sớm ở các chợ hoặc đến tận nhà dân để thu mua xác tổ, ong đất.

Mức giá những người này đưa ra dao động 300.000-500.000 đồng/kg.

Một số người dân thấy được giá nên vào rừng tìm tổ của ong đất còn nhỏ về nhà nuôi.

Ngoài mua xác tổ, thương lái còn mua những tổ ong người dân đang nuôi.

Ông Trường thông tin, ong đất làm tổ tự nhiên, xuất hiện nhiều ở các vùng núi Lào Cai.

"Một tổ to bán được khoảng 3-5 triệu đồng nhưng chẳng bõ bởi nếu người nuôi bị một con đốt thôi có thể còn mất nhiều tiền hơn thế, thậm chí tử vong.

Vì vậy, xã cũng đang khuyến cáo người dân nên cảnh giác loài ong này", ông nói.

Tổ ong đất nặng 30 kg, đường kính 1,5 m được bán cho Trung Quốc.

Ong đất là loại khá dữ nên không phải ai cũng sẵn sàng nuôi. Hiện tại, ở xã Lử Thẩn, chỉ vài hộ gia đình nuôi loại này. Người nuôi phải có kỹ thuật cao mới tránh được tình trạng bị thương do ong đốt. 

Anh Giàng Seo Lù (xã Mản Thẩn) vừa bán tổ ong nặng 30 kg, đường kính 1,5 m cho một thương lái Trung Quốc.

Tổ ong này đã được anh bắt về nuôi từ lúc nặng 3 kg.

Sau 4 tháng, tổ phát triển hơn 30 kg.

Anh cho hay nếu ở dạng tự nhiên, tổ có thể lên tới 35-40 kg song loại này không nhiều.

Thông thường mỗi tổ chỉ nặng trung bình 10-15 kg. 

"Đặc tính loài ong đất là có thể tấn công bất cứ đối tượng nào xâm phạm tổ của nó. Vì thế, khi lấy về, chúng tôi thường đặt tổ cách xa nhà, rào chắn bằng cây gai.

Tránh tình trạng bị đốt đột ngột, tôi thường quan sát từ xa và cần mặc áo mưa bảo hộ khi đến gần", anh Lù chia sẻ.

 Bất chấp nguy hiểm, nhiều người dân vào rừng tìm tổ ong đất về nuôi để kiếm thêm thu nhập.

Theo anh Lù, việc thu hoạch loại này cũng phải cẩn trọng.

Thông thường, người nuôi sẽ đốt chết hết ong già hoặc bắt từng con cho đến hết mới lấy tổ.

Điều đặc biệt, chỉ cần bắt được con ong chúa là cả đàn sẽ bỏ đi.

Song, người nuôi thường bắt loại này cuối cùng vì những con ong lớn trong tổ được bán với giá 5.000 đồng một con.

Theo người dân địa phương, loại ong này thường không thể gây giống được bởi chúng mang tính bầy đàn, khó gây đàn khi thiếu ong chúa. 

Phó bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND xã Mản Thẩn (Si Ma Cai, Lào Cai) Giàng Seo Châu cho biết, cuối thu và đầu đông là thời điểm nhiều nhộng nhất.

Vì vậy, thương lái Trung Quốc sang mua rất đông.

Ngoài canh ở các chợ, những người này còn tìm tới tận nhà dân để thu mua.

  Thương lái thu mua ong lớn với giá 5.000 đồng một con.

Người Trung Quốc thường đi theo dạng nhập cảnh giao thương, hoặc "đi chui" dưới hình thức thăm người thân.

Họ mua cả xác ong đất và con lớn.

Theo thông tin từ một số thương lái, nhộng trong tổ ong sẽ được đem về Trung Quốc bán cho đại gia với giá 500 nhân dân tệ/kg (gần 1,8 triệu đồng).

Ong mẹ được mua với giá 5.000 đồng một con để ngâm rượu thuốc. 

Ông Châu cho biết, 1 kg tổ ong thường có 8-9 lạng nhộng.

Với giá đắt như vậy, dân bản địa không có tiền để mua.

Vì thế, hầu hết ong nuôi đều được bán cho Trung Quốc. 

"Trước đây, khi thương lái Trung Quốc chưa thu mua, người dân tìm thấy tổ thường bắt lấy nhộng đem về ăn.

Song, gần đây, tổ ong được lùng mua với giá cao nên dân đem bán hết lấy tiền tiêu", ông cho hay. 


Có thể bạn quan tâm

Làm Mạ Tập Trung Cấp Cho Nông Dân Làm Mạ Tập Trung Cấp Cho Nông Dân

Tại các huyện Văn Yên, lực lượng khuyến nông cơ sở, thanh niên tình nguyện đã tổ chức gieo mạ tập trung. Các sân trường, nhà văn hóa…được tận dụng làm nơi gieo mạ.

13/07/2012
Thí Nghiệm Thuốc Kích Thích Tăng Trưởng: Giữa Tháng 4 Sẽ Có Kết Quả Cuối Cùng Thí Nghiệm Thuốc Kích Thích Tăng Trưởng: Giữa Tháng 4 Sẽ Có Kết Quả Cuối Cùng

Việc khảo nghiệm được thực hiện đối với rau cải xanh ở 3 miền Bắc, Trung, Nam và rau xà lách ở miền Bắc. Dự kiến khoảng giữa cuối tháng 4/2008 sẽ có kết quả cuối cùng. Xung quanh vấn đề này, NNVN đã có cuộc trao đổi với TS Bùi Sĩ Doanh, Phó Cục trưởng Cục BVTV.

13/07/2012
Kinh Nghiệm Tiêm Sắt Cho Lợn Con Kinh Nghiệm Tiêm Sắt Cho Lợn Con

Nguồn cung cấp sắt cho lợn con giai đoạn này chủ yếu là từ sữa mẹ, trong khi đó sữa mẹ chỉ đáp ứng được 10-30% lượng sắt cơ thể cần, lợn con càng lớn, sự thiếu hụt sắt càng cao, do vậy việc bổ sung sắt cho lợn giai đoạn này rất cần thiết.

13/07/2012
Thí Điểm Bảo Hiểm Nông Nghiệp: Dân Không Mặn Mà Tham Gia Thí Điểm Bảo Hiểm Nông Nghiệp: Dân Không Mặn Mà Tham Gia

Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì bảo hiểm nông nghiệp được thực hiện thí điểm từ ngày 1-7-2011. Tuy nhiên, đến nay sau gần 1 năm thực hiện, các hộ dân vẫn không mặn mà tham gia chính sách này. Nguyên nhân chính thì ngoài lý do chi phí cao, người nông dân còn cho rằng cơ chế thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý. Sau đây là ghi nhận của nhóm PV Thời sự Kênh truyền hình Nông nghiệp- Nông thôn VTC16 tại Bắc Ninh.

14/04/2012
Khoai Tây… Vỏ Đỏ Khoai Tây… Vỏ Đỏ

Nhiều người dù gắn bó với nông nghiệp vẫn không khỏi bất ngờ khi xem tận mắt, sờ tận tay những củ khoai tây vỏ đỏ, to nần nẫn chừng 3-7 lạng/củ đang được thu hoạch trên cánh đồng của HTX Cấp Tiến (Tiên Lãng, Hải Phòng). Anh Cao Văn Ngọ- chủ ruộng khoai bảo tôi: "Mới chỉ thu lúc khoai chưa xuống hết củ cho các bác tham quan thôi mà đã được trên 1 tấn/sào, nếu để tuần sau dỡ chắc chắn phải được thêm 1 tạ nữa".

13/07/2012