Thương lái Trung Quốc lùng mua heo siêu mỡ

Ông Tuấn, một hộ nuôi tại huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu cho biết vừa bán lứa heo có cân nặng trung bình trên 100kg cho các thương lái ở Đồng Tháp với giá bằng với heo loại một.
Trước đây, heo có trọng lượng như thế này khá khó bán, vì người mua cho rằng loại này mỡ nhiều, ít nạc.
Theo các hộ chăn nuôi, nhóm thương lái này thông qua các "cò" ở địa phương đến các vùng nông thôn để chuyên săn lùng loại heo “siêu mỡ”.
“Hỏi thì họ nói là mua đem về Đồng Tháp bán cho các thương lái Trung Quốc chuyển về nước.
Không biết họ mua làm gì, nhưng nông dân bán được giá cao là mừng rồi”, một hộ chăn nuôi cho biết.
Loại heo hơi nhiều mỡ đang được thương lái Trung Quốc lùng mua.
Còn tại Cà Mau, thời gian qua cũng xuất hiện thương lái ở một số tỉnh khác tìm về mua loại heo trên.
Anh Nguyễn Văn Đảo, ngụ huyện Phú Tân cho biết, trên thị trường hiện nay heo hơi chất lượng tốt có giá 33.000 - 34.000 đồng một kg cho loại dưới 100kg, còn heo có trọng lượng trên 100kg, các thương lái ở địa phương đều chê.
“Thương lái tại chỗ thì không mua, trong khi nhóm thương lái ngoài tỉnh lại lùng cho bằng được.
Đặc biệt là giá của heo 'siêu mỡ' ngang bằng, thậm chí cao hơn heo hơi có chất lượng tốt”, anh Đảo nói.
Trước việc xuất hiện các thương lái săn mua heo nhiều mỡ, ông Nguyễn Văn Tranh - Phó giám đốc Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn tỉnh Cà Mau cho biết, đã phát đi văn bản cảnh báo về hiện tượng bất thường này.
“Chúng tôi đã có văn bản gửi Phòng Kinh tế, Phòng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn các huyện tăng cường kiểm tra, báo cáo ngay về Sở để có hướng xử lý”, ông Tranh nói.
Văn bản của ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau nêu rõ: “Ở góc độ ngươi dân, thương lái thu mua heo giúp đầu ra dễ tiêu thụ, giá heo tăng, đem lại lợi nhuận cao.
Tuy nhiên, thị trường Trung Quốc rất bất thường và việc làm ăn với thương lái Trung Quốc thường không có hợp đồng rõ ràng nên dễ bị động.
Tình trạng thu mua này dẫn đến thị trường cung cầu không ổn định, khi heo được thu gom ồ ạt để xuất sang Trung Quốc vào dịp cuối năm sẽ gây cơn sốt giá thực phẩm và nguồn cung sụt giảm.
Khi thương lái ngừng thu mua, giá heo hơi giảm đột ngột, người chăn nuôi sẽ thua lỗ…”.
Có thể bạn quan tâm

Huyện ủy - UBND huyện Đông Hải (Bạc Liêu) đã có buổi làm việc với Công ty Cổ phần chế biến và dịch vụ thủy sản Cà Mau - chi nhánh Bạc Liêu về việc chuẩn bị khai trương, kế hoạch sản xuất, kinh doanh sau khi chi nhánh đi vào hoạt động.

Trong tháng 8/2015, các doanh nghiệp đã tập trung chế biến được hơn 5.000 tấn thủy sản; trong đó, tôm chiếm hơn 4.900 tấn, còn lại là các loại thủy sản khác như: cá, mực... Cùng với chế biến, các doanh nghiệp cũng tập trung xuất bán từ đầu năm đến nay hơn 32.700 tấn tôm. So với cùng kỳ năm, hoạt động xuất khẩu năm nay gặp nhiều khó khăn do phải cạnh tranh giá bán với nhiều nước xuất khẩu lớn trong khu vực, làm cho lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm.

Ngày 7/9/2015, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố kết quả cuối cùng rà soát hành chính lần thứ 9 (POR9) thuế chống bán phá giá tôm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam giai đoạn từ 01/2/2013 đến 31/01/2014. Theo đó, mức thuế trung bình 0,91% đã giảm so với kết quả sơ bộ 0,93% công bố hồi tháng 3/2015 và giảm mạnh so với mức thuế 6,37% của kỳ xem xét lần trước POR8.

Để giảm áp lực và tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã kiến nghị các đơn vị chức năng cần điều chỉnh giảm lãi suất vay ngắn hạn cho các doanh nghiệp xuống dưới mức trần 7% như hiện nay; tăng hạn mức tín dụng và tăng thời gian cho vay.

Cùng với đà giảm của thị trường sữa thế giới và trong nước, ngành chăn nuôi bò sữa đang gặp nhiều khó khăn do liên kết giữa hộ nông dân và DN thiếu bền chặt.