Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thương lái Trung Quốc ép giá, người nuôi tôm hùm cắn răng bán lỗ

Thương lái Trung Quốc ép giá, người nuôi tôm hùm cắn răng bán lỗ
Ngày đăng: 26/11/2015

Theo những người nuôi tôm hùm ở xã Nhơn Hải, vào thời điểm đầu vụ cách đây hơn 1 tháng, thương lái đến thu mua theo kiểu phân loại.

Trong đó, tôm loại I nặng hơn 1 kg, mua với giá 1,5 - 1,6 triệu đồng/kg; tôm loại II nặng từ 0,8 kg đến dưới 1 kg/con, mua giá 1,3 - 1,4 triệu đồng/kg và tôm loại III nặng từ 0,6 kg đến dưới 0,8 kg/con, mua giá 1,1 - 1,2 triệu đồng/kg.

Thấy thương lái thu mua tôm loại I, II cao, nhiều người tiếp tục giữ lại nuôi để bán giá cao hơn.

Tuy nhiên, cách đây vài ngày, khi phần lớn tôm hùm đã đạt loại I, loại II thì thương lái chỉ đặt hàng duy nhất tôm loại III.

Vì không biết bán cho anh nên người dân đành phải chấp nhận bán tôm loại I, loại II với giá loại III, tức thấp hơn 200.000 - 500.000 đồng/kg so với giá trị thực.

“Đầu mùa, thấy tôm loại I bán được với giá cao, chúng tôi cố giữ lại để nuôi thêm một thời gian nữa rồi bán.

Đâu ngờ thương lái Trung Quốc lại giở trò để đè giá như vậy.

Giờ không bán cho họ thì cũng chẳng biết bán cho ai.

Với giá bán như hiện nay, hầu hết người nuôi tôm ở đây bị lỗ nặng” - ông Phạm Minh Hùng, một chủ hộ nuôi tôm hùm thương phẩm ở thôn Hải Nam, xã Nhơn Hải, than thở.

Đây không phải lần đầu thương lái Trung Quốc đột ngột thay đổi chủng loại tôm để mua với giá thấp.

Cách đây 3 năm, thương lái Trung Quốc cũng đã giở trò mua tôm như thế này khiến người nuôi tôm ở Nhơn Hải lỗ chỏng vó.

Ông Ngô Đức Tình, Chủ tịch UBND xã Nhơn Hải, cho biết địa phương hiện có khoảng 100 hộ nuôi tôm hùm.

Thời gian qua, tôm hùm nuôi thương phẩm ở địa phương chủ yếu được bán theo đường tiểu ngạch sang Trung Quốc, do vậy giá cả thường do thương lái Trung Quốc quyết định.

Trước việc thu mua tôm thất thường thời gian qua, chính quyền đã nhiều lần cảnh báo người dân nên cẩn trọng nhưng nhiều người vẫn mắc bẫy.


Có thể bạn quan tâm

Sản xuất vụ mùa, vụ đông ở Thanh Sơn Sản xuất vụ mùa, vụ đông ở Thanh Sơn

Đến thời điểm này, về cơ bản huyện Thanh Sơn đã thu hoạch xong vụ chiêm xuân và bắt tay vào chuẩn bị sản xuất vụ mùa. Vụ chiêm xuân năng suất lúa của huyện đạt bình quân khoảng 58 tạ/ha, xấp xỉ năng suất bình quân chung toàn tỉnh. Vụ mùa năm nay, huyện Thanh Sơn có kế hoạch gieo cấy 3.470ha lúa, trong đó có 1.600ha lúa lai. Vụ mùa được tập trung chủ yếu vào 2 trà chính là trà sớm (48% diện tích) và mùa trung (50% diện tích).

25/06/2015
Đối phó dịch lở mồm long móng Đối phó dịch lở mồm long móng

Thời gian gần đây, dịch lở mồm long móng (LMLM) tái bùng phát tại một số nơi trên địa bàn tỉnh khiến nhiều đàn gia súc bị nhiễm bệnh. Để ngăn chặn nguy cơ dịch lây lan, ngành chuyên môn cùng chính quyền các địa phương đang nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp đối phó.

25/06/2015
Ngư dân kêu cứu Ngư dân kêu cứu

Hơn 2 tháng nay, ngư dân Trần Đậu (thôn Trà Đông, xã Duy Vinh, Duy Xuyên) phải gõ cửa các cấp, các ngành tìm kiếm sự trợ giúp khi lưới đang sản xuất trên biển bị cắt mất 87 tấm, thiệt hại ước tính hơn 250 triệu đồng.

25/06/2015
Nhiều dịch bệnh xảy ra trên động vật nuôi ở Núi Thành Nhiều dịch bệnh xảy ra trên động vật nuôi ở Núi Thành

Ngày 24.6, ông Đặng Văn Tiến – Phó Trạm trưởng Trạm Thú y huyện Núi Thành cho biết, tại thôn Hòa An (xã Tam Giang) xảy ra dịch bệnh trên đàn trâu, bò làm 9 con bò mắc bệnh. Trạm Thú y huyện đã cử cán bộ kỹ thuật xuống kiểm tra thực tế tại cơ sở và tổ chức điều trị cho đàn gia súc.

25/06/2015
Làng nghề chế biến cá khô gặp khó Làng nghề chế biến cá khô gặp khó

Hằng năm, ở vùng biển gần bờ của Quảng Ngãi tháng giêng, hai thường trúng đậm cá cơm và vào thời điểm này trúng đậm cá nục. Các làng nghề chế biến cá nục, cá cơm khô hoạt động hết công suất. Vậy mà năm nay, làng nghề vắng hoe, buồn tẻ vì cá nục, cá cơm chẳng thấy vào bờ.

25/06/2015