Thương lái tiếp tục lùng mua cau non ở Hà Nội

Từ đầu mùa cưới đến nay, giá cau trên địa bàn Hà Nội đang có xu hướng tăng. Vào các ngày sóc, vọng, giá cau tươi tăng gấp đôi.
Mức giá cau non tại vườn đang được bán 15.000-20.000 đồng/kg, nhiều người dân đã không ngần ngại bán cho đội quân thu mua đang lùng sục tìm mua tại các khu vực ngoại thành Hà Nội.
Một chủ mối bán cau tươi tại chợ Đồng Xa (Mai Dịch, Cầu Giấy) cho biết:
Trung bình mỗi ngày, tại các huyện ngoại thành như Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa…, đội quân thu mua cau non lùng sục tận thu mua cau non giá cao, có thời điểm lên tới 20.000 đồng/kg.
Thông tin mà chúng tôi có được, một số người tìm cau mua thu gom để bán cho một thương lái Trung Quốc, tuy nhiên chưa một ai được tiếp xúc với thương lái người Trung Quốc này.
Cau mua về sẽ được sấy khô xuất bán sang Trung Quốc để…làm kẹo! Đầu mùa, giá cau non lên tới 20.000 đồng/kg, nhưng sau đó nhiều người bán nên giá cau non đã hạ xuống chỉ còn khoảng 13.000-15.000 đồng/kg.
Những trái cau non chưa đến kỳ thu hoạch đã bị hái bán non.
Dư luận cũng lo ngại kịch bản của một số thương lái Trung Quốc thu gom mua nông sản “non” của nước ta với số lượng lớn, sau đó đột ngột hạ giá hoặc ngừng mua khiến nhiều nông dân điêu đứng vì trót “ôm” khối lượng hàng lớn không tiêu thụ được.
Trước hiện tượng “lạ” này, PV đã liên lạc với Sở NNPTNT Hà Nội, thì đơn vị này cũng tỏ ra khá bất ngờ và cho rằng các huyện Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa không trồng nhiều cau, mà các huyện Phúc Thọ, Đan Phượng, Ba Vì mới là địa bàn có nhiều cau. Tuy nhiên đơn vị này chưa được báo cáo về việc có hay không tình trạng thương lái Trung Quốc lùng mua cau non tại các địa bàn nói trên.
Đích thân Trưởng phòng Nông nghiệp (Sở NNPTNT Hà Nội) - ông Phạm Văn Túy - hứa sẽ “kiểm tra và thông tin sớm đến báo chí”.
Thiết nghĩ, các ngành chức năng như nông nghiệp, công thương, thị trường… cần vào cuộc, kiểm tra, tuyên truyền để nông dân không mắc “bẫy” của các thương lái Trung Quốc.
Có thể bạn quan tâm

Do ảnh hưởng của các cơn bão số 10, 11, nhiều hộ nuôi trồng thủy sản ở xã Thạch Hưng (TP Hà Tĩnh) bị thiệt hại nặng nề. Ao hồ sạt lở, hệ thống tiêu thoát bị ảnh hưởng; đặc biệt, nhiều loại thủy, hải sản trong giai đoạn sinh trưởng đều bị trôi theo nước lũ. Không ít mô hình được đầu tư hiệu quả đang gặp khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng và hoàn thiện đề án sản xuất của địa phương.

Những ngày công tác ở vùng trung du Hoài Ân (Bình Định), chúng tôi đã nghe rất nhiều câu chuyện đẹp như cổ tích về những tỉ phú “chân đất” đi lên từ hai bàn tay trắng. Một trong số đó là người trưởng thôn đa năng, đa tài Mai Văn Rõ (52 tuổi), ở thôn Tân Thịnh, xã Ân Tường Tây.

UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản gửi Ban chỉ đạo PCLB trung ương, Bộ NN&PTNT, Bộ Tài chính về việc xin hỗ trợ giống cây trồng và vật tư phòng chống dịch bệnh khôi phục sản xuất sau bão, lũ.

Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau cho biết, kế hoạch phát triển diện tích nuôi tôm công nghiệp đến hết năm 2013 là 7.500ha và đến năm 2015 là 12.000 ha. Nhưng đến nay, diện tích nuôi tôm công nghiệp tỉnh này mới được hơn 5.400 ha, thấp hơn nhiều so với kế hoạch.

Trong 5 năm trở lại đây, đàn bò của Việt Nam giảm khoảng 1,5 triệu con, nguyên nhân chính là sự sụt giảm diện tích đồng cỏ. Đã có một số doanh nghiệp đầu tư trang trại nuôi bò thịt nhưng chỉ dừng lại ở quy mô khoảng 200 con.