Thương lái tiếp tục lùng mua cau non ở Hà Nội

Từ đầu mùa cưới đến nay, giá cau trên địa bàn Hà Nội đang có xu hướng tăng. Vào các ngày sóc, vọng, giá cau tươi tăng gấp đôi.
Mức giá cau non tại vườn đang được bán 15.000-20.000 đồng/kg, nhiều người dân đã không ngần ngại bán cho đội quân thu mua đang lùng sục tìm mua tại các khu vực ngoại thành Hà Nội.
Một chủ mối bán cau tươi tại chợ Đồng Xa (Mai Dịch, Cầu Giấy) cho biết:
Trung bình mỗi ngày, tại các huyện ngoại thành như Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa…, đội quân thu mua cau non lùng sục tận thu mua cau non giá cao, có thời điểm lên tới 20.000 đồng/kg.
Thông tin mà chúng tôi có được, một số người tìm cau mua thu gom để bán cho một thương lái Trung Quốc, tuy nhiên chưa một ai được tiếp xúc với thương lái người Trung Quốc này.
Cau mua về sẽ được sấy khô xuất bán sang Trung Quốc để…làm kẹo! Đầu mùa, giá cau non lên tới 20.000 đồng/kg, nhưng sau đó nhiều người bán nên giá cau non đã hạ xuống chỉ còn khoảng 13.000-15.000 đồng/kg.
Những trái cau non chưa đến kỳ thu hoạch đã bị hái bán non.
Dư luận cũng lo ngại kịch bản của một số thương lái Trung Quốc thu gom mua nông sản “non” của nước ta với số lượng lớn, sau đó đột ngột hạ giá hoặc ngừng mua khiến nhiều nông dân điêu đứng vì trót “ôm” khối lượng hàng lớn không tiêu thụ được.
Trước hiện tượng “lạ” này, PV đã liên lạc với Sở NNPTNT Hà Nội, thì đơn vị này cũng tỏ ra khá bất ngờ và cho rằng các huyện Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa không trồng nhiều cau, mà các huyện Phúc Thọ, Đan Phượng, Ba Vì mới là địa bàn có nhiều cau. Tuy nhiên đơn vị này chưa được báo cáo về việc có hay không tình trạng thương lái Trung Quốc lùng mua cau non tại các địa bàn nói trên.
Đích thân Trưởng phòng Nông nghiệp (Sở NNPTNT Hà Nội) - ông Phạm Văn Túy - hứa sẽ “kiểm tra và thông tin sớm đến báo chí”.
Thiết nghĩ, các ngành chức năng như nông nghiệp, công thương, thị trường… cần vào cuộc, kiểm tra, tuyên truyền để nông dân không mắc “bẫy” của các thương lái Trung Quốc.
Có thể bạn quan tâm

Chẳng cần “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, với vốn tri thức tích lũy được trong sản xuất nông nghiệp, nhiều lão nông ở TP.Hồ Chí Minh đã kiếm tiền tỷ...

Chỉ sau hơn 1 năm áp dụng mô hình trồng rau an toàn sinh học do Hội Phụ nữ tỉnh Ninh Bình phát động, 37 hội viên phụ nữ xóm 10 đã thu được kết quả đáng mừng.

Nhằm phát huy lợi thế của địa phương, anh Ngô Trí Xuân trồng cỏ, nuôi bò sữa. Gia trại của anh hiện có 23 con bò sữa, mỗi năm cho thu nhập hơn 500 triệu đồng

Thời gian qua, nghề chăn nuôi bò, nhất là nuôi bò lai sinh sản và bò vỗ béo là nguồn thu nhập chính đối với hàng ngàn nông dân ở Quảng Ngãi

Vài năm trở lại đây, nghề chất nấm rơm ở Hậu Giang phát triển khá mạnh, tập trung chủ yếu ở huyện Vị Thủy, Long Mỹ, Châu Thành A, Phụng Hiệp.