Thương Lái Tận Thu Tôm Sú Nguyên Liệu

Thương lái thu mua tôm ở các tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu… đang đổ về vùng tôm Trà Vinh tận thu tôm sú nguyên liệu, đẩy giá tôm tăng cao
Trong những ngày vừa qua, giá tôm liên tục tăng, giá tôm sú loại 15 con/kg hiện từ 230.000-255.000 đồng/kg, loại 20 con/kg giá từ 220.000- 225.000 đồng/kg, loại 25 con/kg giá từ 188.000-200.000 đồng/kg, loại 30 con/kg giá từ 170.000 - 180.000 đồng/kg.
Đây là mức giá cao nhất từ trước đến nay, so với tăng cùng kỳ năm 2010, mức giá cao hơn khoảng 50.000-60.000 đồng/kg.
Do tôm nguyên liệu khan hiếm, tình trạng tranh mua tôm nguyên liệu giữa các nhà máy trong vùng diễn ra gay gắt nên hai nhà máy chế biến tôm xuất khẩu tại tỉnh “đói” nguyên liệu, hoạt động cầm chừng, chỉ đạt khoảng 40-50 công suất.
Theo các thương lái, nguyên nhân tôm sú nguyên liệu khan hiếm, giá tăng kỷ lục là do vụ tôm năm nay toàn vùng có hơn 52.000 ha nuôi tôm bị thiệt hại. Sản lượng giảm hơn 100.000 tấn, năng suất bình quân chỉ khoảng 2 tấn/ha.
Riêng tỉnh Trà Vinh vụ tôm sú 2011 thả nuôi gần 2 tỷ con tôm giống, đầu vụ có khoảng 410 triệu con tôm giống bị chết, diện tích thiệt hại 7.000 ha , chiếm gần 24%
Có thể bạn quan tâm

Đồng ruộng được dồn đổi, chỉnh trang, kiến thiết tạo nhiều thuận lợi cho thâm canh và áp dụng cơ giới hóa. Nhiều tiến bộ kỹ thuật mới về giống, nhiều mô hình và cách làm hay, hiệu quả đã được khẳng định trong thực tiễn qua nhiều năm là cơ sở để áp dụng và nhân rộng nhanh.

Trên con đường bê tông phẳng phiu, uốn lượn qua những nương chè xanh ngát, chúng tôi đến nhà ông Trần Duy Hưng ở xóm Cây Thị, một trong những hộ làm chè Đông lâu năm của xã. Ông cho biết : Vì chủ động được nguồn nước tưới nên năm nào nhà tôi cũng làm 10 sào chè vụ đông.

Vụ đông năm 2014, được sự quan tâm của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội (Sở NN&PTNT), Trạm Khuyến nông huyện Gia Lâm đã phối hợp với HTX Dịch vụ nông nghiệp xã Kim Sơn triển khai 2 mô hình sản xuất trên đất 2 vụ lúa. Đó là mô hình trồng hoa ly với diện tích 1.000m2 và 8ha trồng khoai tây giống Đức bằng phương pháp làm đất tối thiểu.

Với đồng bào K’Ho dưới chân núi LangBiang này, cây dâu tây còn có một tên gọi khác, giàu ý nghĩa và trìu mến hơn: Cây đổi đời!... Sở dĩ có tên gọi như vậy, bởi chính cây dâu tây đã làm cho diện mạo cuộc sống của đồng bào K’Ho nơi đây thật sự thay da đổi thịt chỉ trong thời gian ngắn.

Tính đến thời điểm này, xã Thái Niên đã trồng được gần 18 ha hai giống cam nói trên, trong đó có 17,3 ha cam V2. Giống cam V2 do Viện Di truyền Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cung cấp; giống cam Canh do Trạm Bảo vệ thực vật huyện Bảo Thắng cung cấp.