Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thương lái ép người nuôi cho heo ăn chất cấm

Thương lái ép người nuôi cho heo ăn chất cấm
Ngày đăng: 07/09/2015

Đó là một trong những nội dung được ông Phạm Tiến Dũng, Trưởng phòng Thanh tra Bộ NN&PTNT, cho biết sau khi cơ quan này vừa kiểm tra việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi tại nhiều tỉnh phía Nam như Đồng Nai, Tiền Giang, Long An và TP.HCM.

Đơn cử tại Đồng Nai, theo ông Dũng, Chi cục Thú y tỉnh Đồng Nai mới đây kiểm tra 44 trang trại thì phát hiện 14 trang trại có heo dương tính với chất cấm salbutamol - một loại chất tạo nạc. “Lực lượng công an đang phối hợp với Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Nai để truy tìm nguồn cung cấp salbutamol” - ông Dũng cho biết.

Không riêng ở Đồng Nai mà việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi cũng được phát hiện tại tỉnh Long An và Tiền Giang.

Lý giải vì sao tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi gia tăng, ông Dũng cho rằng: “Nguyên nhân một phần do sự lơ là, buông lỏng quản lý và sự vào cuộc chậm của lực lượng chức năng địa phương, đồng thời sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan cũng chưa kịp thời. Quá trình truy xuất nguồn gốc chất cấm chậm”.

Bên cạnh đó, gần đây có hiện tượng thương lái mua heo đã xuất chuồng đem về vỗ béo bằng chất cấm để tạo nạc. Với cách này, một con heo có thể tăng từ 80 kg lên 120 kg chỉ trong một thời gian ngắn. Mặt khác, thương lái còn ép người nuôi cho heo “ăn thuốc” (chất tạo nạc) để heo lớn nhanh hơn, ít mỡ, nhiều nạc... thì họ mới mua.

“Người dân Đồng Nai rất bức xúc trước việc thương lái ép họ sử dụng chất cấm để tăng tỉ lệ nạc cho thịt heo và vỗ béo cho heo rồi mua với giá cao. Trong thời gian qua, đã nhiều lần cơ quan chức năng lên tiếng nghiêm cấm sử dụng chất tạo nạc, song các chất này vẫn xuất hiện, trôi nổi trên thị trường” - Thanh tra Bộ NN&PTNT cho hay.

Ông Dũng cho hay để ngăn chặn tình trạng sử dụng chất cấm, thời gian tới sẽ phối hợp với các cơ quan hữu quan xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Chẳng hạn đề nghị xử lý theo hướng hình sự các hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.

Salbutamol, clenbuterol và ractopamine là ba chất đứng đầu trong danh mục chất kháng sinh, hóa chất bị cấm sử dụng trong chăn nuôi tại Việt Nam. Các loại chất này nếu tồn dư trong thịt sẽ gây ra hội chứng ngộ độc ở người với các triệu chứng như run cơ, tim đập nhanh, tăng huyết áp, căng thẳng, đau đầu, buồn nôn…


Có thể bạn quan tâm

Hàng trăm ha lúa lép hạt, nông dân Thanh Hóa thiệt hại nặng nề Hàng trăm ha lúa lép hạt, nông dân Thanh Hóa thiệt hại nặng nề

Hơn một tháng qua, nhiều hộ dân ở xã Vĩnh Long (Vĩnh Lộc) không khỏi buồn rầu vì vụ lúa mùa thất bát. Trước đó, lúa vẫn làm đòng, trổ bông nhưng qua thời gian sinh trưởng, chỉ cho toàn hạt lép.

23/09/2015
Thái Bình chủ động chống úng cho lúa mùa và cây màu vụ đông ưa ấm Thái Bình chủ động chống úng cho lúa mùa và cây màu vụ đông ưa ấm

Ðến nay, toàn tỉnh Thái Bình gieo trồng được 5.060ha cây màu vụ đông ưa ấm, chủ yếu là ngô, bí, ớt và rau màu các loại. Vụ đông năm 2015, toàn tỉnh phấn đấu gieo trồng khoảng 20.000ha cây màu vụ đông ưa ấm.

23/09/2015
Những người lĩnh ấn tiên phong Những người lĩnh ấn tiên phong

Đội ngũ cán bộ, công chức xã Hương Trà (Hương Khê) được xem là những người “lĩnh ấn” tiên phong trong xây dựng NTM ở địa phương này.

23/09/2015
Tiêu hủy 1.380 con gia cầm ốm chết do H5N1 Tiêu hủy 1.380 con gia cầm ốm chết do H5N1

Dịch cúm gia cầm H5N1 đã xuất hiện tại 2 hộ dân trên địa bàn xã Phú Lộc (Can Lộc) và xã Thạch Trị (Thạch Hà) với tổng số gia cầm ốm, chết và buộc phải tiêu hủy 1.380 con.

23/09/2015
Cách phân biệt ổi Trung Quốc Cách phân biệt ổi Trung Quốc

Trái ổi là một loại quả bổ dưỡng được nhiều người ưa thích, tuy nhiên do quá nhiều loại ôi đang giăng bán trên thị trường khiến người tiêu dùng phải hoa mắt và không phân biệt được ổi nào là ổi đảm bảo chất lượng.

23/09/2015