Thương lái ép người nuôi cho heo ăn chất cấm

Đó là một trong những nội dung được ông Phạm Tiến Dũng, Trưởng phòng Thanh tra Bộ NN&PTNT, cho biết sau khi cơ quan này vừa kiểm tra việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi tại nhiều tỉnh phía Nam như Đồng Nai, Tiền Giang, Long An và TP.HCM.
Đơn cử tại Đồng Nai, theo ông Dũng, Chi cục Thú y tỉnh Đồng Nai mới đây kiểm tra 44 trang trại thì phát hiện 14 trang trại có heo dương tính với chất cấm salbutamol - một loại chất tạo nạc. “Lực lượng công an đang phối hợp với Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Nai để truy tìm nguồn cung cấp salbutamol” - ông Dũng cho biết.
Không riêng ở Đồng Nai mà việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi cũng được phát hiện tại tỉnh Long An và Tiền Giang.
Lý giải vì sao tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi gia tăng, ông Dũng cho rằng: “Nguyên nhân một phần do sự lơ là, buông lỏng quản lý và sự vào cuộc chậm của lực lượng chức năng địa phương, đồng thời sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan cũng chưa kịp thời. Quá trình truy xuất nguồn gốc chất cấm chậm”.
Bên cạnh đó, gần đây có hiện tượng thương lái mua heo đã xuất chuồng đem về vỗ béo bằng chất cấm để tạo nạc. Với cách này, một con heo có thể tăng từ 80 kg lên 120 kg chỉ trong một thời gian ngắn. Mặt khác, thương lái còn ép người nuôi cho heo “ăn thuốc” (chất tạo nạc) để heo lớn nhanh hơn, ít mỡ, nhiều nạc... thì họ mới mua.
“Người dân Đồng Nai rất bức xúc trước việc thương lái ép họ sử dụng chất cấm để tăng tỉ lệ nạc cho thịt heo và vỗ béo cho heo rồi mua với giá cao. Trong thời gian qua, đã nhiều lần cơ quan chức năng lên tiếng nghiêm cấm sử dụng chất tạo nạc, song các chất này vẫn xuất hiện, trôi nổi trên thị trường” - Thanh tra Bộ NN&PTNT cho hay.
Ông Dũng cho hay để ngăn chặn tình trạng sử dụng chất cấm, thời gian tới sẽ phối hợp với các cơ quan hữu quan xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Chẳng hạn đề nghị xử lý theo hướng hình sự các hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
Salbutamol, clenbuterol và ractopamine là ba chất đứng đầu trong danh mục chất kháng sinh, hóa chất bị cấm sử dụng trong chăn nuôi tại Việt Nam. Các loại chất này nếu tồn dư trong thịt sẽ gây ra hội chứng ngộ độc ở người với các triệu chứng như run cơ, tim đập nhanh, tăng huyết áp, căng thẳng, đau đầu, buồn nôn…
Có thể bạn quan tâm

Theo lịch thời vụ được ngành Nông nghiệp ban hành, từ giữa tháng 2 là thời điểm xuống giống vụ tôm mới. Tuy nhiên, về các vùng nuôi tôm trong tỉnh Bình Định vào thời điểm này, theo ghi nhận, người nuôi tôm chưa chuẩn bị tốt các điều kiện để bước vào vụ mới.

Người dân Đá Nổi (Thoại Sơn - An Giang) gọi vui như thế. Bởi, nơi đây từng nổi tiếng “mỏ vàng lộ thiên” và gắn liền với vùng đất chứa đựng nhiều vết tích Di chỉ văn hóa Óc Eo.

Trong những năm vừa qua, hoạt động thuỷ sản trên địa bàn huyện Đầm Hà (Quảng Ninh) phát triển khá đa dạng và phong phú. Từ nuôi trồng thuỷ sản cho đến khai thác thuỷ sản và dịch vụ hậu cần nghề cá đã đóng góp một phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế của huyện, tạo việc làm và nâng cao đời sống của ngư dân.

Từ lâu, “tiếng” nếp cái hoa vàng vùng Đông Triều (Quảng Ninh) cho gạo thơm dẻo, đậm đà đã được nhiều người biết đến, ưu chuộng. Những năm gần đây, qua việc xây dựng thương hiệu “Nếp cái hoa vàng Đông Triều”, sản phẩm này càng được biết đến rộng rãi hơn trong nước; nhờ đó, đã góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân trồng lúa của địa phương.

Được biết trong năm 2014, huyện Sa Pa sẽ phấn đấu mở rộng thêm 25 ha cây Actiso, tạo điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần hoàn thành tiêu chí thu nhập trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.