Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thương lái ép người nuôi cho heo ăn chất cấm

Thương lái ép người nuôi cho heo ăn chất cấm
Ngày đăng: 07/09/2015

Đó là một trong những nội dung được ông Phạm Tiến Dũng, Trưởng phòng Thanh tra Bộ NN&PTNT, cho biết sau khi cơ quan này vừa kiểm tra việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi tại nhiều tỉnh phía Nam như Đồng Nai, Tiền Giang, Long An và TP.HCM.

Đơn cử tại Đồng Nai, theo ông Dũng, Chi cục Thú y tỉnh Đồng Nai mới đây kiểm tra 44 trang trại thì phát hiện 14 trang trại có heo dương tính với chất cấm salbutamol - một loại chất tạo nạc. “Lực lượng công an đang phối hợp với Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Nai để truy tìm nguồn cung cấp salbutamol” - ông Dũng cho biết.

Không riêng ở Đồng Nai mà việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi cũng được phát hiện tại tỉnh Long An và Tiền Giang.

Lý giải vì sao tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi gia tăng, ông Dũng cho rằng: “Nguyên nhân một phần do sự lơ là, buông lỏng quản lý và sự vào cuộc chậm của lực lượng chức năng địa phương, đồng thời sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan cũng chưa kịp thời. Quá trình truy xuất nguồn gốc chất cấm chậm”.

Bên cạnh đó, gần đây có hiện tượng thương lái mua heo đã xuất chuồng đem về vỗ béo bằng chất cấm để tạo nạc. Với cách này, một con heo có thể tăng từ 80 kg lên 120 kg chỉ trong một thời gian ngắn. Mặt khác, thương lái còn ép người nuôi cho heo “ăn thuốc” (chất tạo nạc) để heo lớn nhanh hơn, ít mỡ, nhiều nạc... thì họ mới mua.

“Người dân Đồng Nai rất bức xúc trước việc thương lái ép họ sử dụng chất cấm để tăng tỉ lệ nạc cho thịt heo và vỗ béo cho heo rồi mua với giá cao. Trong thời gian qua, đã nhiều lần cơ quan chức năng lên tiếng nghiêm cấm sử dụng chất tạo nạc, song các chất này vẫn xuất hiện, trôi nổi trên thị trường” - Thanh tra Bộ NN&PTNT cho hay.

Ông Dũng cho hay để ngăn chặn tình trạng sử dụng chất cấm, thời gian tới sẽ phối hợp với các cơ quan hữu quan xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Chẳng hạn đề nghị xử lý theo hướng hình sự các hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.

Salbutamol, clenbuterol và ractopamine là ba chất đứng đầu trong danh mục chất kháng sinh, hóa chất bị cấm sử dụng trong chăn nuôi tại Việt Nam. Các loại chất này nếu tồn dư trong thịt sẽ gây ra hội chứng ngộ độc ở người với các triệu chứng như run cơ, tim đập nhanh, tăng huyết áp, căng thẳng, đau đầu, buồn nôn…


Có thể bạn quan tâm

Bò Úc, Gà Mỹ Sắp Ồ Ạt Vào Việt Nam Bò Úc, Gà Mỹ Sắp Ồ Ạt Vào Việt Nam

Việt Nam sẽ đối mặt với việc bò Úc, gà Mỹ ồ ạt vào Việt Nam. Với 11.000 dòng thuế sẽ được cắt giảm để tiến về mức 0% khi tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhiều chuyên gia cảnh báo bên cạnh lợi thế nông nghiệp, Việt Nam sẽ đối mặt với bò Úc, gà Mỹ ồ ạt vào Việt Nam.

05/11/2013
Cẩn Trọng Dự Trữ Ốc Bươu Vàng Làm Thức Ăn Chăn Nuôi Cẩn Trọng Dự Trữ Ốc Bươu Vàng Làm Thức Ăn Chăn Nuôi

Trên địa bàn huyện Châu Thành A (Hậu Giang) có rất nhiều hộ bắt ốc bươu vàng vựa lại làm thức ăn trong chăn nuôi. Bà con rào lưới lại trên bờ và đổ ốc vào để đến mùa khô không còn ốc ngoài đồng thì mới đem ốc này ra làm thức ăn cho gia cầm, lươn, cá…

05/11/2013
Chưa Quan Tâm Đúng Mức Nguồn Con Giống Chưa Quan Tâm Đúng Mức Nguồn Con Giống

Tuy nhiên ở nước ta, việc đầu tư phát triển nguồn con giống phục vụ cho chăn nuôi còn nhiều hạn chế. Hiện cả nước có 195 cơ sở sản xuất giống lợn cụ kị (GGP) và ông bà (GP) với tổng đàn nái khoảng 73,5 ngàn con, trong đó có 10 cơ sở, 4,4 ngàn lợn nái cụ kị và ông bà thuộc quản lý của Bộ NN&PTNT (chiếm 5,9% đàn GGP và GP của cả nước).

05/11/2013
Tăng Thêm 1 Triệu Con Gà Tăng Thêm 1 Triệu Con Gà

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn Đồng Nai, tổng đàn gà trên địa bàn tỉnh hiện nay trên 11,6 triệu con, tăng khoảng 1 triệu con so với cuối năm 2012. Trong đó, chăn nuôi theo hình thức trang trại chiếm hơn 88%, chăn nuôi nhỏ lẻ chỉ gần 12%. Các công ty chăn nuôi nước ngoài và liên doanh chiếm gần 2/3 tổng đàn gà của tỉnh.

05/11/2013
Phòng Chống Đói, Rét Cho Trâu, Bò Phòng Chống Đói, Rét Cho Trâu, Bò

Hàng năm, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch phòng chống đói, rét cho đàn trâu, bò; chỉ đạo các cơ quan liên quan, UBND các xã, thị trấn phối hợp với các hội đoàn thể và các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền, phổ biến kỹ thuật và kinh nghiệm phòng chống đói, rét, dịch bệnh cho trâu, bò đến tận người chăn nuôi. Thường xuyên cập nhật diễn biến thời tiết để người chăn nuôi chủ động hơn.

05/11/2013