Thương Hiệu Khô Cá Dứa Cần Giờ

Hầu như bất cứ ai đi Cần Giờ (TPHCM) cũng phải tìm mua bằng được đặc sản khô cá dứa. Cá dứa Cần Giờ vì vậy hút hàng, rất khó mua đã trở thành cơ hội để cá dứa giả tràn lan.
Khi nghe tôi khoe vừa mua được cá dứa một nắng Cần Giờ với giá 170.000 đ/kg, anh Nguyễn Văn Tuấn, giám đốc Khu du lịch sinh thái biển Hòn Ngọc Phương Nam, Cần Giờ khẳng định: “Đó là hàng giả!”.
Theo giải thích, một ký cá bông lau, cá dứa tươi tự nhiên, lúc rộ mùa cũng có giá từ 170-180.000 đ/kg. Còn cá dứa loại 1, tại các nhà hàng đặc sản thì giá lên tới 290-300.000 đ/kg. Để làm khô, 2 kg cá tươi được 1 ký cá khô một nắng và 2,5 ký cá tươi mới được 1 kg cá khô 2-3 nắng. Do vậy, giá một kg cá dứa Cần Giờ ít nhất cũng phải từ 340.000 - 380.000 đ/kg.
Một cán bộ Phòng Kinh tế huyện Cần Giờ cho biết: Khô cá dứa “chánh hiệu” Cần Giờ được làm từ cá bông lau và cá dứa, 2 loài cá da trơn cao cấp sống ở vùng nước lợ. Cá dứa (và cá bông lau) có nhiều ở cửa biển các vùng như Cần Giờ, Nhà Bè, Vũng Tàu, Bến Tre, Trà Vinh, Cà Mau..., nhưng nổi tiếng làm nên thương hiệu thì chỉ có cá dứa Cần Giờ.
Ông Sung cho biết, cá bông lau, cá dứa nuôi có lượng mỡ nhiều hơn so với cá tự nhiên, do vậy các cơ sở chế biến cá khô truyền thống chê, từ chối tiêu thụ. Để đảm bảo chất lượng và thương hiệu "Khô cá dứa Cần Giờ", địa phương cần có kế hoạch đầu tư trang thiết bị chế biến đồng bộ, gồm dây chuyền chế biến cá, dây chuyền sấy khô cùng với hệ thống kho đông lạnh...
Lý do là khu vực Cần Giờ có rất nhiều trái mắm, trái sộp là loại thức ăn được các loài cá này ưa thích. Vì vậy, thịt cá bông lau, cá dứa ở vùng này ngon hơn hẳn. Riêng cá dứa giả trên thị trường phần lớn làm từ cá tra (hoặc cá basa). Cá tra bán tươi có giá từ 25.000 đ/kg, do vậy nhiều gian thương dùng cá tra làm khô, mang về chợ đầu mối Bình Điền, rồi đưa về tận Bình Khánh (Cần Giờ) mạo danh "Khô cá dứa Cần Giờ" bán cho du khách.
Điều đáng nói, mặc dù giá cá dứa chính hiệu rất cao, nhưng du khách muốn mua không hề dễ. Lý do, nguồn cá bông lau, cá dứa Cần Giờ thiên nhiên đang có nguy cơ cạn kiệt do loài cá này đang bị săn bắt quá mức.
Để bảo vệ nguồn cá thiên nhiên quý hiếm, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước cũng như mong muốn của các nhà khoa học, từ năm 2009, huyện Cần Giờ đã lên kế hoạch xây dựng mô hình nuôi thí điểm cá dứa. Những điểm được chọn nuôi là xã An Thới Đông và xã Lý Nhơn. Tuy nhiên, nuôi cá dứa không hề đơn giản.
Ông Võ Văn Sung, một trong các hộ tham gia nuôi thí điểm cá dứa tại xã Lý Nhơn cho biết: Để đảm bảo độ mặn thích hợp, 2 ao của ông đều dẫn nước mặn từ cửa biển vào và giữ cho độ mặn dao động từ 5 - 20‰, đặt nhiều quạt nước để đảm bảo ôxi như ngoài tự nhiên. Ấy vậy mà chỉ một cơn mưa ập xuống, độ mặn loãng ra là cá “sốc” ngửa bụng trắng ao.
Ông Huỳnh Trung Lâm, hộ nuôi cá dứa tại Lý Nhơn cho biết, ông bắt đầu tham gia nuôi cá dứa được 2 vụ. Vụ trước thả 2.000 con giống. Mặc dù thu hoạch khá tốt nhưng vụ mùa lần này ông chỉ thả 800 con.
Nguyên nhân, thời gian nuôi cá dứa khá dài, đến khi thu hoạch phải 17-18 tháng. Thương lái bắt đầu thu mua từ tháng 8 âm lịch để làm khô bán tết. Năng lực sản xuất cá dứa khô chưa cao nên số lượng thu mua mỗi lần khá hạn chế. Một lần thu hoạch phải gọn ao, nếu không cá dứa còn lại rất dễ chết.
Bà Nguyễn Thị Nhiệm, Trưởng ban quản trị HTX Thuận Yến, đơn vị đang nuôi cá dứa thí điểm tại xã An Thới Đông chia sẻ: “Cá dứa rất khó nuôi. Chưa ai có thể thành công trong việc đem cá giống trong tự nhiên về nuôi. Ngay cá giống ép từ cá bố mẹ đã thuần dưỡng thì nuôi cũng không dễ dàng. Tuy nhiên theo tính toán tạm thời, tỷ lệ hao hụt 20% là chấp nhận được”.
Điều đáng mừng, tuy khó nuôi nhưng hầu hết các hộ nuôi cá dứa đều đạt được lợi nhuận khá cao khi tham gia dự án này.
Có thể bạn quan tâm
Xã Pú Nhi (huyện Điện Biên Đông) có 20 bản của 2 dân tộc Mông và Thái. Sản xuất nông nghiệp ở đây từ lâu đời chủ yếu canh tác một vụ trên nương, năng suất, sản lượng thấp. Đất sản xuất có độ dốc cao, nhanh bạc màu, người dân không sử dụng phân bón nên gieo trồng được 2 - 3 vụ lại bỏ hoang. Diện tích rừng bị thu hẹp mà cuộc sống người dân vẫn không được cải thiện nhiều, tỷ lệ hộ nghèo cao.
Chúng tôi gặp bà Nguyễn Thị Miên, đội 23, xã Thanh Chăn (huyện Điện Biên) tại lớp tập huấn “Quy trình chăm sóc cây lúa, ngô trên đồng ruộng bằng các sản phẩm của Công ty Supper phốt phát và Hoá chất Lâm Thao” diễn ra từ ngày 12 - 13/6 vừa qua, bà Miên hồ hởi cho biết, đã nhiều năm qua mỗi khi bước vào mùa vụ, gia đình bà không phải lo tiền, hay vay lãi nóng để mua phân bón nữa.
Người dân bản Tà Lèng, xã Tà Lèng (TP. Điện Biên Phủ) không ai không biết ông Lò Văn Mấng, Phó chủ tịch HĐND xã năng nổ, nhiệt tình trong công việc và làm kinh tế giỏi.
Ngay sau khi kết thúc vụ lúa đông xuân năm 2014 – 2015 thắng lợi, tranh thủ thời tiết thuận lợi, nông dân huyện Điện Biên đồng loạt ra đồng làm đất, nạo vét kênh mương chuẩn bị sản xuất lúa vụ mùa.

Việc tiếp cận vốn từ ngân hàng thương mại khó khăn, nguồn giống cà phê cấp để tái canh còn những bất cập, trong khi các bên liên quan chưa đi đến sự thống nhất… là những rào cản đã, đang làm chậm tiến độ, hiệu quả chương trình tái canh cà phê trên địa bàn tỉnh.