Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thương hiệu gạo bài học từ... người đến sau

Thương hiệu gạo bài học từ... người đến sau
Ngày đăng: 26/06/2015

Điều đáng nói ở đây là, Myanmar mới chỉ tham gia XK gạo một vài năm trở lại đây, nhưng thương hiệu gạo thơm Paw San của Myanmar được đánh giá là loại gạo ngon nhất thế giới tại Hội nghị Lúa gạo thế giới diễn ra năm 2011 và hiện được XK với giá khoảng 900 USD/tấn. Trong khi đó, gạo Việt Nam đã có 20 năm “chinh chiến” nhưng chưa có một thương hiệu nào cụ thể.

Lý giải nguyên nhân khiến gạo Myanmar chinh phục được các thị trường khó tính, các chuyên gia cho rằng, Myanmar hạn chế sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, giống lúa năng suất không cao nhưng chất lượng rất tốt... Myanmar xây dựng thương hiệu gạo một cách bài bản bằng chào hàng trước, chỉ khi hàng được thị trường đón nhận mới sản xuất đại trà.

Câu chuyện gạo của Myanmar cũng tương tự như gạo Campuchia - một quốc gia XK gạo mới nổi, nhưng liên tiếp 3 lần được xếp vào đẳng cấp gạo ngon nhất thế giới (2012 - 2014). Chuyên gia kinh tế Võ Tòng Xuân cho biết, Campuchia làm rất tốt dự án phát triển thương hiệu gạo dưới sự giúp đỡ của Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC). Theo đó, ITC đã giúp Campuchia xác định giống lúa có chất lượng cao nhất, sau đó giúp doanh nghiệp tổ chức cho nông dân trồng giống lúa đó. ITC cũng giúp xây dựng nhà máy chế biến hiện đại để nâng cao chất lượng gạo.

Hai ví dụ trên cho thấy, xây dựng thương hiệu gạo dựa vào chất lượng là giải pháp duy nhất tăng sức cạnh tranh cho gạo XK.

Có thể nói, suốt hơn 20 năm qua, kể từ khi hạt gạo Việt bắt đầu “xuất ngoại”, vấn đề xây dựng thương hiệu gạo chưa bao giờ hết “nóng”. Đã có quá nhiều ý kiến được đề ra để xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam và mới đây nhất, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 706/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, với những mục tiêu lớn như phấn đấu đến năm 2020, hình ảnh gạo Việt Nam được quảng bá, giới thiệu rộng rãi trong nước và đến ít nhất 20 thị trường XK. Thương hiệu gạo quốc gia được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ dưới hình thức nhãn hiệu chứng nhận tại Việt Nam và ít nhất 50 quốc gia. Năm 2030, gạo Việt Nam trở thành thương hiệu hàng đầu thế giới về chất lượng, an toàn thực phẩm…

Sẽ còn nhiều khó khăn khi triển khai đề án này bởi chỉ còn 5 năm nữa, mốc thời gian đầu tiên của đề án sẽ đến. Tuy nhiên, với quyết tâm mạnh mẽ và nhiều hoạt động tích cực nhằm xây dựng thương hiệu gạo Việt, có thể kỳ vọng thương hiệu gạo Việt Nam sẽ sớm được tạo dựng.


Có thể bạn quan tâm

Trở thành 'triệu phú' từ mô hình nuôi bò khép kín Trở thành 'triệu phú' từ mô hình nuôi bò khép kín

Anh Lượng thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ mô hình nuôi bò khép kín và trồng cây ăn trái.

03/10/2018
Lão nông trở thành tỷ phú từ sản xuất cây giống ở xã cù lao Lão nông trở thành tỷ phú từ sản xuất cây giống ở xã cù lao

Một nông dân chuyên sản xuất cây giống với quy mô lớn, đó là ông Võ Văn Thiện (Tư Thiện), 61 tuổi, chủ cơ sở Cây giống Tư Thiện tại ấp Bình Thuận 2, xã Hòa Ninh

09/10/2018
Bí quyết làm giàu: Trồng 6 công cam sành, lãi gần 600 triệu đồng Bí quyết làm giàu: Trồng 6 công cam sành, lãi gần 600 triệu đồng

Nhờ mạnh dạn chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cam sành, ông Nguyễn Tấn Long (H.Trà Ôn, Vĩnh Long) thu lãi gần 600 triệu đồng mỗi năm.

10/10/2018
Bí quyết nuôi bồ câu lãi 250 triệu đồng/năm ở quê lúa Thái Bình Bí quyết nuôi bồ câu lãi 250 triệu đồng/năm ở quê lúa Thái Bình

Gần bảy năm gắn bó với đàn bồ câu, ông Long đã trở thành tấm gương điển hình, làm giàu trên cánh đồng chiêm trũng ở quê lúa Thái Bình.

16/10/2018
Nuôi Nuôi "gà đi bộ", thu hàng tỷ đồng trên vùng "đất chết"

Từ bãi cát hoang hóa, nhiều hộ dân ở thôn Bắc Văn (Thạch Văn, Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã biến thành vùng chăn nuôi gà tập trung cho thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.

16/10/2018